Luật An ninh mạng được Quốc hội chính thức
thông qua vào sáng ngày 12/6/2018, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết hoạt
động của Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Luật sẽ mở
ra nhiều cánh cửa giúp Facebook hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với
Chính phủ Việt Nam trong tương lai.
Việt Nam, với số người sử dụng internet là khoảng
55 triệu người dùng, trong đó có 53 triệu tài khoản Facebook được tạo lập tại
Việt Nam. Xếp thứ hai Đông Nam Á và đứng thứ 7 toàn thế giới về số người dùng
Facebook.
Hơn nữa, Facebook hiện đang đứng số 1 về doanh
thu trực tuyến tại Việt Nam với doanh số khoảng hơn 3.000 tỷ đồng (tương đương
150 triệu USD); Google đứng ở vị trí thứ 2 với 2.200 tỷ đồng (khoảng 100 triệu
USD). Chứng tỏ Việt Nam là một thị trường mang lại doanh thu khổng lồ cho 2 ông
trùm trong giới công nghệ thì không bao giờ Mark zuckerberg lại bỏ rơi Việt
Nam, chả khác gì vứt tiền ra xọt rác.
Hơn thế nữa người dân việt nam đang hiểu nhầm về
bộ luật an ninh mạng này, họ bị tác động bởi những tên phản động. xuyên tạc, bịa
đặt, đánh vào tâm lý người dân việt nam về quyền lợi và lợi ích của bản thân. Tôi
xin phép bác bỏ số luận điệu
sai trái về luật An Ninh Mạng mà một số phần tử phản động cố tình xuyên tạc, bịa
đặt.
1. Cấm Facebook, Google,... ở Việt Nam để xài mạng
riêng giống Trung Quốc” : Sai!! Việt Nam chỉ yêu cầu các doanh nghiệp nước
ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia
tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu
quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.
2. “Chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới yêu cầu
phải đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu người dùng trong nước”: Sai!!!! Đến nay, đã có
hơn 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức,
Pháp,...) đã quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia. Mới
đây nhất có thêm Ấn Độ cũng yêu cầu điều tương tự!
3. Luật an ninh mạng Việt Nam yêu cầu “Cung cấp
toàn bộ thông tin người dùng cho nhà nước, kể cả tin nhắn cá nhân, riêng
tư....” Sai!!! Toàn văn luật yêu cầu “ Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để
phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng”. Có nghĩa là
khi cần cung cấp thông tin thì ng đó phải là người phạm pháp, và phải l có văn
bản của BCA. Bạn ko làm gì sai, ko ai lấy thông tin của bạn!
4. “Luật ANM vi phạm nhân quyền và không có quốc
gia nào có luật này...” Sai!!! Rất nhiều quốc gia đã có luật ANM và còn gắt gao
hơn nhiều ở VN. Tại Đức, bộ tư pháp rất nghiêm trọng việc an ninh mạng, họ ra
chỉ thị rõ ràng cho FB nếu anh quản lý không tốt để người dân kích động bạo lực,
chửi bới trên mạng, xuyên tạc sẽ bị phạt thẳng tay từ thằng FB đến thằng phát
biểu. Đạo luật Netzwerkdurchsetzungsgesetz (NetzDG) được thông qua giữa năm
ngoái nhưng chính thức có hiệu lực vào 1/1/2018 vừa qua sau 2 tháng gia hạn để
các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phát triển các công cụ ngăn chặn phát ngôn
kích động thù hận. Tại Hàn, nếu bạn cứ dùng mạng xã hội chửi idol
Kết luận những ý trên lại có thể thấy
nếu các anh các chị dùng FB, nếu các anh chị không vi phạm những điều sau đây :
Bịa đặt , nói xấu và bôi nhọ danh dự không có chứng cứ cá nhân hoặc tổ chức,
kích động bạo lực trên FB, bịa đặt thông tin không chính xác, tuyên tuyền kêu
gọi gây rối trật tự công công và an ninh quốc gia, thì hãy cứ dùng FB thoải
mái, không ai cấm anh chị dùng FB và cấm anh chị phát ngôn cả. Nhưng các anh
chị phải chịu trách nhiệm về lời nói phát ngôn trên mạng của mình chứ không
phải tao thích thì tao nói nếu sai thì thôi. Và dĩ nhiên nếu anh chị bị kẻ khác
bôi nhọ nói xấu thì các anh chị đã có luật pháp bảo vệ và truy tố kẻ đó.
Vậy tại sao lại có những kẻ sợ Luật an
ninh mạng đến vậy????
Những
kẻ lâu nay luôn kêu gào, tự xưng mình là người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền,luôn
đòi hỏi quyền tự do ngôn luận lại sợ vãi óc khi LUẬT AN NINH MẠNG được thông
qua. Còn đại da số những người dùng mạng minh bạch, công khai thì lại ủng hộ Luật
này?
Nỗi lo sợ lớn nhất của bọn phản động Việt Tân +
đám hậu duệ của 3 que và các thế lực thù địch, chống phá Việt Nam hiện nay
chính là Luật An ninh mạng được thông qua. Khi đó mọi âm mưu, thủ đoạn, bằng chứng
chống phá Nhà nước của bọn chúng sẽ khó che dấu, dễ dàng bị thu thập, phanh
phui và bị trừng trị. Và điều mà chúng sợ nhất là điều 16 và điều 26 trong bộ
luật an ninh mạng này:
Điều 16. Phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật nhà nước,
bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng
1. Hành vi gián điệp mạng, xâm phạm
bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng, bao gồm:
a) Cố ý làm lộ, chiếm đoạt, mua bán,
thu giữ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; chiếm đoạt, trộm cắp,
thu giữ thông tin thuộc sở hữu của người khác hoặc tiết lộ thông tin đã chiếm
đoạt, trộm cắp, thu giữ gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
b) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc,
thay đổi thông tin bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin thuộc sở hữu của
người khác được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;
c) Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô
hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc
bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin thuộc sở hữu của người khác;
d) Cố ý nghe, ghi âm cuộc đàm thoại
trái phép;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật nhà
nước, bí mật công tác, thông tin thuộc sở hữu của người khác hoặc hình thức
trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
2. Chủ quản hệ thống thông tin có
trách nhiệm:
a) Kiểm tra an ninh mạng nhằm phát hiện,
loại bỏ mã độc, loại bỏ phần cứng độc hại, khắc phục lỗ hổng bảo mật; phát hiện,
ngăn chặn các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc các nguy cơ khác đe dọa an
ninh mạng;
b) Triển khai các biện pháp quản lý,
kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi gián điệp mạng, xâm phạm
bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật cá nhân và kịp thời gỡ bỏ thông tin,
tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc thông tin xâm phạm bí
mật cá nhân trên hệ thống thông tin quản lý;
c) Phối hợp, thực hiện các yêu cầu của
lực lượng chuyên trách an ninh mạng về phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ
thông tin, tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật công
tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng.
3. Cơ quan soạn thảo, lưu trữ thông
tin, tài liệu bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được soạn
thảo, lưu giữ trên máy tính, thiết bị khác hoặc trao đổi trên không gian mạng
theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Kiểm tra an ninh mạng theo thẩm
quyền đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện,
loại bỏ mã độc, loại bỏ phần cứng độc hại, khắc phục điểm yếu bảo mật, ngăn chặn,
xử lý các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp;
b) Kiểm tra an ninh mạng theo thẩm
quyền đối với các thiết bị, sản phẩm, dịch vụ thông tin liên lạc, thiết bị kỹ
thuật số, thiết bị điện tử trước khi đưa vào sử dụng tại hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Giám sát an ninh mạng theo thẩm
quyền đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện,
xử lý hoạt động thu thập thông tin bí mật nhà nước trái phép;
d) Phát hiện, xử lý các hành vi đăng
tải, lưu trữ, trao đổi trái phép thông tin, tài liệu có nội dung bí mật nhà nước
trên không gian mạng;
đ) Tham gia nghiên cứu, sản xuất các
sản phẩm lưu trữ, truyền đưa thông tin, tài liệu có nội dung thuộc danh mục bí
mật nhà nước; các sản phẩm mã hóa thông tin trên không gian mạng theo chức
năng, nhiệm vụ được giao;
e) Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ
bí mật nhà nước trên không gian mạng của cơ quan nhà nước và bảo vệ an ninh mạng
của chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ hệ thống
thông tin quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý và hệ thống thông tin cơ yếu thuộc
Ban Cơ yếu Chính phủ;
g) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao
nhận thức và kiến thức về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, phòng,
chống tấn công mạng, bảo vệ an ninh mạng đối với cán bộ, nhân viên phụ trách
công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước, hệ thống thông tin quan trọng về
an ninh quốc gia.
5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực
hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này đối với hệ thống thông tin quân
sự.
6. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm
tổ chức thực hiện pháp luật về sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước
được lưu trữ, trao đổi trên không gian mạng.
Điều 26. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
1. Trang thông tin điện tử, cổng
thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá
nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung quy định tại
khoản 1 Điều 8 của Luật này và các thông tin khác có nội dung xâm phạm chủ quyền,
an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước
khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt
Nam phải:
a) Thiết lập cơ chế xác thực thông
tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người
dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng
thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản;
b) Xóa bỏ thông tin, ngăn chặn việc
chia sẻ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của
Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản
lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo
vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và
Truyền thông; lưu vết liên quan để cung cấp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ
an ninh mạng;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp
dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức,
cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các
khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên
trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ
Thông tin và Truyền thông;
d) Lưu trữ tại Việt Nam đối với thông
tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng
liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt
Nam;
đ) Thực hiện yêu cầu của cơ quan chức
năng trong điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
3. Chính phủ quy định cụ thể các loại
thông tin phải lưu trữ tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ
trên không gian mạng phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam tại
điểm d khoản 2 Điều này.
Đừng tin lời bịa đặt rằng Luật này bịt
miệng dân, mà hãy hiểu Luật này BUỘC NGƯỜI DÂN NÓI GÌ RA CŨNG PHẢI "NÓI CÓ
SÁCH, MÁCH CÓ CHỨNG". Bản thân tôi hoàn toàn ủng hộ dự Luật này. Nếu dự luật
này có từ 10 năm trước thì đã chả xảy ra bạo loạn đốt phá, đánh đập từ Bình
Dương 2014, Bình Thuận 2018 này rồi. Theo nghiên cứu của bản thân, Dự Luật này
không hề bịt miệng dân mà chỉ bắt buộc người dùng mạng xã hội khi nói cái gì
mang tính chính trị-pháp lý (thưa kiện) đều phải có đầy đủ bằng chứng-dẫn chứng
cũng như phải là sự thật. Việc sao lưu dữ liệu thực ra phía Chính quyền chỉ có
quyền trích xuất từ các nhà mạng khi và chỉ khi người đó vi phạm các điều luật
trong BLHS 2015 và không trái với Luật pháp quốc tế, tất nhiên nhà cung cấp mạng
có quyền từ chối trong 24h (phúc đáp công văn của chính quyền) khi cho rằng yêu
cầu đó không đúng theo pháp luật VN và pháp luật QT. Và khi đó Chính quyền phải
chứng minh được người dùng vi phạm Luật HS 2015 ở chỗ nào với nhà mạng thì mới
được trích xuất thông tin!
Hãy giành chút thời gian để đọc và
hiểu cái cốt lõi của Luật này là “KHI CUNG CẤP, TRAO ĐỔI, CHIA SẺ THÔNG TIN
TRÊN MẠNG, BẤT KỲ AI CŨNG PHẢI "NÓI CÓ SÁCH, MÁCH CÓ CHỨNG"
FBI
0 nhận xét:
Đăng nhận xét