Theo dõi các kỳ họp Quốc hội lâu nay,
vẫn thấy một vài vị “đại biểu” luôn coi diễn đàn nơi Nghị trường như là một sân
khấu để hồn nhiên phô diễn trước đại chúng cái gọi là “tâm tư” hay “phản biện”
hoàn toàn không mang tính xây dựng.
Giống như những con nghiện lên đô, mỗi kỳ họp là một cơ hội để
họ gia tăng ảo tưởng về “dấu ấn cá nhân” cùng với sự ve vuốt phỉnh phờ của đám
lều báo. Khá nhiều lĩnh vực mà họ liều lĩnh tham gia ý kiến ý cò nhưng lại
không chịu (hoặc không đủ khả năng) tìm hiểu một cách thấu đáo về lĩnh vực ấy.
Từ chỗ ảo tưởng và ham hố thể hiện “dấu ấn cá nhân” một cách
thái quá, lại quên mất vai trò, trách nhiệm cao cả mà cử tri đã giao phó, họ
thành ra vô tình - nhưng cũng không loại trừ việc cố ý - nối giáo cho đám giặc
lề trái tuyên truyền xằng bậy về các chủ trương lớn của Nhà nước.
Ví dụ mới đây nhất, là các phát biểu “đại ngu” của các đại biểu
Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa khi đề cập tới Luật đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu) tại kì họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.
Và với những gì diễn ra như tại Bình Thuận vừa qua thì những
phát biểu xằng bậy của hai ông “đại biểu” này chẳng những đã phụ họa cho chiến
dịch tuyên truyền nhảm của đám lề trái về Luật Đặc khu mà còn gián tiếp kích
động ngu dân gây bạo loạn. (Ông Nghĩa đã từng to mồm cổ động cho “lề trái” trên
báo chí: “Lề phải không đăng người ta đọc lề trái”).
Cả hai ông này đều đã từng bị ông Hoàng Hữu Phước chửi như chan
tương vào mặt vì cái thói thường xuyên bi bô về đủ các thứ lĩnh vực mà họ không
am tường. Nhưng xét ra ngay cả các phạm vi thuộc về chuyên ngành của họ, họ
cũng dốt đặc cán mai.
Ông Quốc, một người mang danh là nhà Sử học và là tổng biên tập
tạp chí Xưa & Nay, bảo rằng Đặc khu kinh tế “sẽ trở thành nơi di dân” (của
Trung Quốc).
Nhưng trong Lịch sử chưa từng có việc Trung Quốc chiếm được nước
ta bằng cách di dân, không phải vì họ không có tham vọng mà đơn giản là bởi
việc ấy là bất khả thi. Người Trung Quốc đã có cả 1000 năm đô hộ nước ta và chỉ
mong “đồng hóa” được dân tộc Việt nhưng cũng không thành, chứ đừng nói 99 năm
(nếu được phép) thuê đất nơi Đặc khu. Thậm chí, lịch sử luôn chứng tỏ quá trình
đồng hóa đã diễn ra theo chiều ngược lại, khi các “di dân” Trung Quốc từ quan
lại, dân tị nạn cho đến các thương nhân Trung Quốc sang sinh sống ở Việt Nam
dần dần Việt hóa.
Truyền thuyết Lạc Long quân mang theo 50 người con xuống biển là
gì nếu không phản ánh công cuộc “di dân” mở cõi của chính dân tộc Việt? Và Lịch
sử đã chứng minh chính các triều đại phong kiến Việt Nam mới là người thực hiện
thành công các cuộc “di dân”, đặc biệt là quá trình “mang gươm đi mở cõi” về
phương Nam.
Rất nhiều vùng đất Việt ngày nay được hình thành từ quá trình
“di dân” ấy, có thể lấy ngay Vân Phong và Phú Quốc, là hai trong số các địa
điểm đặt Đặc khu làm dẫn chứng.
Khu vực Vân Phong thuộc về nước Việt vào năm 1653, khi cuộc “di
dân” của Chúa Nguyễn Phúc Tần giúp mở rộng lãnh thổ Đàng Trong từ Phú Yên vào
đến sông Phan Rang, nay thành tỉnh Khánh Hòa.
Còn Phú Quốc, vốn ban sơ do một người Tàu chính hiệu có tên là
Mạc Cửu đã có công tiên phong mở đất mang về. Năm 1708, ông này dâng toàn bộ
đất đai đã khẩn hoang lập ấp cho Chúa Nguyễn Phúc Chu, đó là vùng đất rộng lớn
bao gồm cả Kiên Giang, Cà Mau ngày nay, trong đó có đảo Phú Quốc.
Điều trớ trêu ở đây là, khi ông Trung Quốc mang con ngáo ộp “di
dân” Trung Quốc áp bừa vào “đặc khu” để nhát ma giới bình dân, thì Lịch sử lại
cho thấy chính các triều đại phong kiến Việt Nam đã sử dụng các “di dân” người
Tàu để mở mang bờ cõi.
Ông Quốc đòi Quốc hội phải e ngại về “di dân Trung Quốc”, chứ
nhà Nguyễn xưa đã không chút ngần ngại phong ngay cho Mạc Cửu chức Tổng Trấn Hà
Tiên (sau này còn truy phong tiếp là Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân
Vũ Nghị Công) để rồi hơn ba chục năm sau, hậu duệ Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ tiếp
tục khai phá và sáp nhập vào Đàng Trong các vùng đất Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc
Liêu ngày nay.(*)
Xét ra, ông Quốc còn chút cẩn trọng khi mới tỏ thái độ “e ngại”,
còn ông Nghĩa thật đã loạn ngôn khi trắng trợn xuyên tạc rằng Đặc khu kinh tế
“thực chất là nhượng địa”.
Wiki, dẫn theo Luật Quốc tế cho biết “Nhượng địa” là vùng đất
được chuyển giao theo các hiệp ước. Lịch sử cho thấy có một vài “Nhượng địa” là
kết quả từ các hiệp định thương mại, ví dụ vùng Alaska mà nước Nga dưới thời Sa
hoàng bán cho nước Mỹ, nhưng hầu hết các nhượng địa trên thế giới đều là “chiến
lợi phẩm” từ các cuộc chiến tranh ăn cướp mà bên “thua” buộc phải “bồi thường
chiến phí” thông qua các hiệp ước bất bình đẳng.
Ở Việt Nam, năm 1862 nhà Nguyễn buộc phải ký Hiệp ước Nhâm Tuất
cắt 3 tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn cộng thêm 4 triệu piastre (đồng quan Pháp)
trả trong vòng 10 năm (*). Năm 1874 Pháp lại buộc nhà Nguyễn phải ký tiếp Hòa
ước Giáp Tuất nhượng toàn bộ Nam Kỳ. Năm 1888, Đồng Khánh cắt thêm ba thành phố
Hà Nội, Hải Phòng, và Đà Nẵng làm nhượng địa.
Điều 5, Hoà ước Giáp Tuất 1874 ghi:
“Đức Hoàng thượng,Vua nước An Nam công nhận chủ quyền toàn vẹn
của nước Pháp trên các vùng lãnh thổ do nước Pháp hiện đang chiếm giữ và bao
gồm trong các ranh giới như sau:
Về phía Đông; vùng biển Trung Quốc và Vương Quốc An Nam (tỉnh
Bình Thuận); Về phía Tây; vịnh Xiêm La; Về phía Nam; vùng biển Trung Quốc; Về
phía Bắc; Vương quốc Cam Bốt và Vương quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận)…”
Khoản 1, đạo dụ Đồng Khánh 1888 ghi:
“Các lãnh thổ thuộc các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
được chính phủ Đại Nam kiến lập thành nhượng địa Pháp và nhượng trọn quyền cho
chính phủ Pháp, và chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó”.
Như vậy để được gọi là một “Nhượng địa” như ông Nghĩa xuyên tạc
dự thảo “Luật Đặc khu”, tối thiểu phải có 2 yếu tố được xem là điều kiện cần:
1. Việc chuyển nhượng lãnh thổ phải được hai quốc gia lập thành
một văn kiện mang tính quốc tế, đó là Hiệp ước.
2. Hiệp ước đó phải khẳng định một quốc gia sẽ “từ bỏ mọi quyền
hành trên lãnh thổ đó”, thay vào đó, “chủ quyền toàn vẹn” của quốc gia kia được
công nhận.
Còn trong dự thảo “Luật Đặc khu”, nhà đầu tư, bất kể là trong
nước hay nước ngoài, chỉ có quyền thuê đất với thời hạn thông thường là không
quá 70 năm, trường hợp đặc biệt thì không phải do “Đặc khu” tự quyết, mà quyền
xem xét thuộc về cấp Chính Phủ, nhưng cũng không thể vượt quá 99 năm. Làm gì có
vấn đề “từ bỏ chủ quyền” ở đây.
Trong các “Đặc khu”, chỉ có các Hợp đồng giao dịch dân sự hay
thương mại mớicó thể áp dụng tập quán quốc tế hay pháp luật nước ngoài, nhưng
điều kiện để áp dụng là phải “không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng và
không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam”, như
dự thảo đã quy định. Riêng với các giao dịch “là bất động sản tại Việt Nam hoặc
hợp đồng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, hợp đồng
tiêu dùng ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định
của pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam” chứ cũng không được phép
áp dụng tập quán quốc tế hay pháp luật nước ngoài.
Đó là nói riêng về giao dịch dân sự và thương mại, chứ còn từ
chủ quyền lãnh thổcho đến các quyền hành pháp, tư pháp thì hoàn toàn thuộc về
Nhà nước Việt Nam. Chính quyền “Đặc khu” cũng do người Việt lập ra, cũng gồm
HĐND và UBND, (chỉ “yêu cầu phải chuyên nghiệp và tinh gọn hơn”). Hoạt động của
các cơ quan Việt Nam tại “Đặc khu” như Tòa án, Viện kiểm sát, Xuất nhập cảnh,
Hải quan, Thuế, Tài chính, Ngân hàng và cả các lực lượng bảo đảm an ninh như
Quân đội, Công an (Việt Nam) cũng đã được quy định cụ thể ngay trong dự thảo
chứ có “nhượng” cho ai đâu.
Là người mang danh Luật gia, lại là Đại biểu của dân, đáng lẽ,
hơn ai hết, ông Nghĩa phải phân biệt được khái niệm “Nhượng địa” với việc “cho
thuê đất” ghi trong dự thảo “Luật Đặc Khu”. Và nếu ông dốt thật thì việc hữu
ích nhỏ nhoi nhất cho đất nước mà ông Nghĩa có thể làm, đơn giản chỉ là ngậm
cái mồm thối lại. Đằng này, ông lại bi bô xuyên tạc rằng Đặc khu kinh tế “thực
chất là nhượng địa”,để rồi trở thành kẻ vác loa cầm cờ cho lề trái và đám phản
động.
Thế rồi sau khi vụ bạo loạn ở Bình Thuận xảy ra, ông Nghĩa lại
hồn nhiên liếm đống nước bọt “thực chất là nhượng địa” mới nhổ ra hôm nào. Giờ
đây, ông lại bảo “tâm tư” của ông (và có lẽ của cả ông Quốc?) đã “bị suy diễn,
xuyên tạc thành chuyện bán đất cho Trung Quốc, rồi nói rằng đó là bán nước, thì
chính (là) xuyên tạc để kích động”.
Chỉ xin hỏi thêm ông Nghĩa rằng liệu chính ông có biết phân biệt
thế nào là“nhượng địa”, thế nào là “bán đất”?. Còn chuyện xuyên tạc và kích
động thì đã rõ, thủ phạm chính là hai ông chứ còn thằng nào vào đấy.
Cứ đặt các phát ngôn xàm bậy về dự thảo “Luật Đặc khu” của hai
ông trong bối cảnh các vụ bạo loạn xảy ra gần đây, có thể nhận định rằng tư duy
của hai ông “đại biểu” này đã phát triển thêm một bước có tính đột phá.
Ấy là sự “tiến hóa” từ “đại ngu” trở thành “đại đểu”.
****
(*) Và nổi tiếng hơn cả, (mà không lẽ mang danh nhà Sử học thông
thái như ông Quốc lại không nhớ), phải kể đến các “di dân Trung Quốc” thuộc
dòng họ Trần Kình, vốn người Phúc Kiến, đến định cư tại vùng Tức Mạc, Nam Định
vào khoảng thế kỷ XII mà hậu duệ sau này trở thành Trần Triều, một triều đại
nổi bật nhất trong Lịch sử Việt Nam, cùng với những cái tên Trần Nhân Tôn, Trần
Quốc Tuấn… lập nên một loạt chiến công hiển hách, giúp mở rộng bờ cõi nước Việt
vào tới Thuận Hóa (vốn là châu Ô, châu Rí của Chiêm Thành) và ba lần đánh tan
quân xâm lược Nguyên Mông.
Ở chiều ngược lại, thật oái oăm khi ông Dương Trung Quốc lại
chính là thành viên trong nhóm "lật sử" đã a dua suy tôn một người
gốc Trung Quốc khác là Phan Thanh Giản. Ông họ Phan này "lừng danh"
vì là người đã trực tiếp đặt bút ký Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 cắt ba tỉnh miền
Đông và đảo Côn Lôn làm "nhượng địa" đầu tiên cho Pháp, mấy năm sau
đó lại vẫn ông này trực tiếp mở cửa thành dâng nốt ba tỉnh miền Tây cho Pháp.
Nói cách khác, kẻ ký giấy khai sinh ra "nhượng địa"
tại Việt Nam là Phan Thanh Giản (gốc Tàu), lại được ông Quốc vinh danh.
ST: Lốc Liếc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét