NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

NHỮNG MẶT TRÁI CỦA XÃ HỘI “NHẬT BỔN”...


Nhật Bản được xem là một đất nươc yên bình tươi đẹp trong mắt của nhiều người nhưng không mấy ai biết đến những mặt tối của xã hội Nhật Bản.
Nhật Bản được toàn thế giới ca tụng là “đất nước mặt trời mọc” với nền kinh tế hùng mạnh, nền văn hóa đặc sắc, nền ẩm thực đa dạng, phong phú đặc biệt là tinh thần bất khuất, lòng yêu nước và sự đồng lòng vì lợi ích chung của toàn đất nước. Dưới con mắt của khách du lịch thì đây là đất nước tuyệt vời với vô vàn điều kỳ diệu để khám phá. Nhưng trên thực tế, trong đất nước phồn hoa hưng thịnh đó có những “mặt tối” mà không phải ai cũng biết được. Bài viết sau sẽ chia sẻ với các bạn về những mặt tối của xã hội Nhật Bản.
1. Hối lộ là một hiện tượng trong xã hội Nhật Bản hiện nay
Nhật Bản vốn dĩ được mệnh danh là một đất nước đáng sống, đáng mơ ước của giới trẻ bởi con người Nhật Bản nổi tiếng với tính cách chịu khó, cần cù, biết đối mặt với thiên nhiên và vươn lên trước mọi hoàn cảnh thách thức khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình, kính nể.
Nhưng ở một góc khuất nào đó, vẫn còn có những cá nhân vì lợi ích riêng tư sẵn sàng nhận những phần lợi ích chênh lệch trục lợi. Hầu hết những hiện tượng này hay diễn ra tại các nhà thầu lớn với các dự án lớn.
2. Người Nhật luôn sống trong trầm cảm, căng thẳng vì áp lực công việc
Đó là một hiện tượng khá phổ biến ở xã hội Nhật Bản bởi thực tế hiện nay người Nhật phải làm việc với cường độ lao động quá lớn. Họ phải làm việc từ lúc thức dậy đến tận khi đi ngủ. Cuộc sống của họ chỉ luẩn quẩn có công việc và công việc.
Làm việc thêm giờ vào ban đêm, làm việc mệt mỏi quá sức và áp lực căng thẳng là nguyên nhân chính gây nên bệnh trầm cảm ở Nhật Bản. Mặc dù người Nhật nhận thức rất rõ về sự nguy hiểm của vần đề làm việc quá sức nhưng họ vẫn hàng ngày làm thêm giờ vì sợ bị mất việc. Có rất nhiều người cảm thấy quá mệt mỏi vì áp lực công việc, họ muốn được giải thoát khỏi áp lực đó nên đã tìm đến cái chết để kết thúc tất cả.
3. Phụ nữ thất nghiệp nhiều và phải tìm đến nghề tiếp khách
Mặc dù luật pháp của Nhật Bản quy định rất rõ trong luật pháp về việc đảm bảo bình quyền giới tính nhưng thực tế thì phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn hơn nam giới. Theo số liệu điều tra thì có đến 1/3 phụ nữ tốt nghiệp đại học không có việc làm. Vì cuộc sống họ buộc phải tìm đến nghề tiếp khách.
Ngành Công nghiệp JAV
Sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận nam giới Nhật Bản cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ phụ nữ dấn thân vào ngành mại dâm ở xứ Phù Tang. Cơ hội việc làm bấp bênh, đãi ngộ không công bằng, các cô gái chọn cách kinh doanh “vốn tự có”, kể cả những cô nữ sinh nhỏ tuổi, thông qua nhiều hình thức hẹn hò biến tướng, trong đó có Joshi-kosei osanpo - Hẹn hò đi dạo. Với khoảng vài chục nghìn Yên, một gã đàn ông sẽ có 30 phút - 1 tiếng ngồi “tâm sự” với các cô gái nhỏ, rồi tuỳ vào thái độ của cô gái, buổi hẹn hò sẽ có điểm đến là về nhà hay các khách sạn tình yêu. Dịch vụ phát triển đến nỗi nhiều ngã tư còn có các cô gái trẻ đứng phát tờ rơi tự quảng cáo bản thân giữa thanh thiên bạch nhật.
4. Nền giáo dục Nhật Bản biến mỗi học sinh trở thành một cỗ máy
Những đứa trẻ ở Nhật Bản từ khi sinh ra đến lúc lớn lên được thừa hưởng một nền giáo dục với những điều lệ vô cùng nghiêm ngặt khiến cho học sinh bị tước đi lòng tự trọng và cái tôi cá nhân. Các luật lệ này không chỉ được áp dụng ở trong trường học mà còn áp dụng ngay cả vào cuộc sống thường ngày của học sinh.
Một số luật lệ có thể viết ra như : không được đi làm thêm, không được phép đi chơi xa nếu không được sự cho phép của trường, không được ăn ở nơi công cộng, không ai được phép dùng điện thoại thông minh, không học sinh nào được tiếp xúc với bạn khác giới…Theo quy định thì những luật lệ này đặt ra để tránh cho học sinh vướng vào những rắc rối không cần thiết. Nhưng trên thực tế thì phần lớn những luật lệ này đều chống lại sự tự do cá nhân của học sinh. Đặc biệt vấn đề trừng phạt thể chất được áp dụng rất nhiều ở trường học Nhật Bản. Học sinh bị hành hạ vì áp lực thi cử và mức độ cạnh tranh thi đầu vào khiến số học sinh sống khép kín, xa lánh xã hội tăng lên. Lâu dần các học sinh sẽ mất dần lòng tự trọng và bắt đầu hình thành ý thích tự tử.
5. Thế hệ thanh niên “ăn cỏ”
Bạn có nghe kể về một lứa thanh niên Nhật được mệnh danh là “động vật ăn cỏ” không? Theo khảo sát năm 2015 của kênh tư vấn hôn nhân O-net, đại bộ phận thanh niên Nhật hiện giờ không hề mặn mà với đời sống tình cảm đôi lứa. Tới gần 75% nam giới chẳng hề có một mảnh tình vắt vai, cho rằng yêu đương thật phiền toái và không thiết thực.
Vì sao lại gọi là lứa “thanh niên ăn cỏ”? Là bởi, chuyện chăn gối của lớp thanh niên này như cỏ úa chiều thu. 21,6 % số lượng người trẻ Nhật chẳng quan tâm tới vấn đề thân mật, gần gũi với người khác giới hay người đồng giới. Rồi gần một nửa số cặp đôi vợ chồng chẳng thèm đụng đến nhau trong hàng chục năm hôn nhân.Nếu bạn muốn có một cuộc hôn nhân lãng mạn, một tình yêu thăng hoa thì ở Nhật không thể chắc chắn đáp ứng cho bạn điều ấy.
6. Người già phải chết trong cô độc
Nhật Bản là đất nước có dân số già chiếm tỷ lệ cao cứ 5 người lại có 1 người ngoài 60 tuổi. Nhưng điều đáng nói ở đây là đa số những người già đều không có người thân thích ở bên cạnh, thậm chí có rất nhiều người già đã phải chết trong cô độc. Mỗi năm có hàng ngàn ca người già chết trong cô độc được ghi nhận trên khắp nước Nhật và hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Thậm chí ở Nhật còn có các công ty chuyên làm công việc dọn dẹp ngôi nhà của những người già bị chết trong cô đơn.
7. Sự bất bình đẳng giới tính khủng khiếp
Nhật Bản không phải là một quốc gia nơi cả nam và nữ bình quyền. Số liệu năm 2013 cho thấy xứ sở mặt trời mọc đứng vị trí thứ 105 trong bảng xếp hạng báo cáo về khoảng cách giới toàn cầu. Chỉ có 7% những vị trí cao cấp là do sếp nữ người Nhật đảm trách. Tại quốc gia này, đàn ông làm việc nước, đàn bà đảm việc nhà. Thông thường khi kết hôn, các cô gái Nhật, dù hừng hực khí thế sự nghiệp vẫn phải chọn cách ở nhà làm chủ gia đình, phục vụ chồng thay vì tiếp tục đi làm như trước. Nếu vẫn cố tình đi làm, người Nhật sẽ coi đó là hành động xúc phạm người chồng và chỉ trích cô gái nặng nề. Thậm chí, họ còn bị người chồng hạn chế kết giao, quan hệ xã giao đến mức tối đa.
8. Cuộc sống áp lực, đắt đỏ, lắm quy tắc
Nhật bản là nước có áp lực công việc rất lớn. Nên chỉ số hạnh phúc của người Nhật rất thấp và tỉ lệ tự tử vì công việc của Nhật là rất cao, gần nhất thế giới. Do vậy ở nhật trên núi Fuji có khu rừng gọi là khu rừng tự sát. Có rất nhiều người vào đó đề tự sát. Hoặc hình thức đơn giản là treo cổ tự tử ở nhà. Và ở Nhật có một nghề rất bận rộn đó là nghề dọn xác.
Mỗi lần có vụ tử tử bằng tàu là một lần hàng trăm, nghìn người bị trễ. Người thân của những người tự tử phải đền khoản tiền đến cả tỉ đồng cho mọi thiệt hại mà người tự tử gây ra.Nếu như ở Việt Nam, việc quay phim chụp ảnh nơi công cộng gần như là thoải mái, thì ở Nhật, mọi việc làm liên quan đến người khác khi chưa được phép đều bị cấm. Đơn cử như việc chụp ảnh, mọi bức ảnh quay phim chụp ai đó đều phải được sự đồng ý của họ. Trên tivi, mọi phóng sự đều phải làm mờ mặt người dân xung quanh. Nếu bạn xàm sỡ một người phụ nữ bạn có thể sẽ bị phạt tầm 80 triệu tiền Việt.
Chuyển nhà và dọn là một điều mà mọi người đều không thích. Ở Nhật, điều đó còn khủng khiếp hơn.
Bạn phải đi thuê được nhà mới, thông qua các công ty bất động sản. Nhà càng gần ga, gần trung tâm thì càng đắt. Khi vào nhà sẽ mất 1 khoản phí gọi là tiền lễ rất cao (từ 30 đến 60 triệu tiền Việt) chưa kể tiền nhà.Đồ ở nhà cũ nếu không dùng tới sẽ phải mua túi rác đặc biệt để đóng lại thì công ty chuyển rác mới đổ cho.Với nhà diện tích nhỏ thì không được ở quá 2 người lớn. Tuy nhiên du học sinh, người lao động Việt Nam đôi khi vẫn ở ghép 4-5 người để tiết kiệm tiền nhà và các chi phí ga điện nước đắt đỏ.
9. Quan tâm người khác là một sự xa xỉ.
Người Nhật rất ngại dính dáng đến chuyện không phải của mình, Nên cho dù có nhìn thấy một người bị mệt quá mà ngất, hay những vụ đánh nhau. Họ thường bỏ mặc vậy. Và sẽ có cảnh sát lo.
10. Văn hóa tự tử
Ở Nhật có một “nền văn hóa” rất đỗi đặc biệt: văn hoá tự tử. Đối tượng tự tử có thể là bất cứ ai, từ những công nhân viên mẫn cán mất việc làm vì công ty thua lỗ, những học sinh chịu áp lực thi cử học hành, bị bắt nạt học đường cho đến những người lấy cái chết làm “món quà” dành cho người thân, bởi khi họ chết, gia đình sẽ được hưởng tiền bảo hiểm.
Theo số liệu được công bố năm 2014, ở Nhật có tới 250 nghìn người tự tìm đến cái chết. Trung bình, cứ mỗi ngày có đến 70 người tự sát. Có cả cánh rừng chết chóc mang tên Aokigahara, nằm dưới chân núi Phú Sĩ là nơi người Nhật tìm đến chấm dứt sinh mạng, có cả những câu lạc bộ tự sát được lập nên để phục vụ những kẻ nghĩ quẩn.
Đấy, ở Nhật, nào đâu có phải sướng và lung linh như được tô vẽ đâu?!
 Theo Nhật Tân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét