NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

VIỆT NAM ĐỨNG TOP “ĐÀN ÁP" TÔN GIÁO

Ngày 11/01/2018, trên trang web của Tổ chức Open Doors, một tổ chức quốc tế bảo vệ Thiên Chúa giáo đã xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia “rất nguy hiểm” cho những tín hữu đạo Công giáo. Đây là luận điệu thường xuyên nhìn thấy mà các tổ chức phi chính phủ quốc tế thời gian qua trong các bảng xếp hạng liên quan đến tự do tôn giáo trên thế giới.
Năm nay, tổ chức này đã cho Việt Nam về nhì trong bảng xếp hạng 50 quốc gia được khảo sát về Công giáo. Nhóm “rất nguy hiểm” chẳng cần nói cũng thể hiện rõ quan điểm của tổ chức này nhìn nhận Việt Nam là điểm “tối” về đạo Công giáo so với các quốc gia trên thế giới và chẳng có gì để đáng tự hào. Xung quanh điều này chúng ta cần suy nghĩ một số điều như sau:
Trước hết, đó là số lượng khảo sát và chất lượng khảo sát. Số lượng khảo sát của tổ chức này chỉ dừng lại ở 50 quốc gia, nhưng nhìn vào 50 quốc gia đó lại thấy rằng có sự chênh vênh bởi nhóm quốc gia có sự chênh lệch nhau về chế độ chính trị, tình hình ổn định nội bộ trong nước. chẳng hạn như Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam có chế độ chính trị khác, tiêu chuẩn về tự do tôn giáo khác biệt hoàn toàn với các quốc gia như Mỹ, EU thì tiêu chuẩn tự do tôn giáo khác biệt. Hoặc như các quốc gia bất ổn như Syria, I-Rắc trong khi tình hình ổn định chưa tạm ổn thì lấy đâu ra quyền tự do tôn giáo cho người dân nhưng vẫn được đưa ra so sánh, cân nhắc.
Mặt khác, nhìn nhận trong nước Công giáo thời gian qua luôn trở thành tâm điểm của chú ý dư luận xã hội. Năm 2017 vừa qua cho thấy một bộ phận tín hữu công giáo đã bị lợi dụng để tuần hành biểu tình chống đối chính quyền. Chẳng hạn như vụ việc xảy ra tại các giáo xứ Phú Yên, Song Ngọc của Nghệ An và thậm chí tấn công trụ sở cơ quan chức năng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh ngày 3.4.2017; gần đây nhất là vụ việc tại đan viện Thiên An, tổng giáo phận Huế gây dư luận âm ỉ thời gian qua.

Vậy qua hai điều trên có thể thấy rằng góc nhìn của tổ chức phi chính phủ bên ngoài luôn lấy tiêu chuẩn của Mỹ, EU để phán xét các quốc gia khác. Tạo ra sức ép hòng chuyển hóa chính sách tôn giáo phải theo đường hướng của các quốc gia phương Tây này. Nhìn vào trong nước thì tín hữu Công giáo đã tự đặt mình vào thế khó khi luôn trở thành tâm điểm bởi hành động manh động, liều lĩnh chống đối chính quyền, cố tình vi phạm pháp luật. Do đó, điều cần thiết nhất đó là làm cho quốc tế hiểu chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam và xử lý triệt để các kẻ lấy Công giáo làm bình phong cho hoạt động vi phạm pháp luật.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét