Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018
LÝ LỊCH CÁ NHÂN 7 ĐỐI TƯỢNG CẦM ĐẦU TỔ CHỨC KHỦNG BỐ "CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI" Ở NƯỚC NGOÀI
By Người Đưa Tin at tháng 1 30, 2018
No comments
1. Đối tượng Đào Minh
Quân
Họ và tên: Đào Minh Quân; Sinh: 27/7/1952;
Bí danh: Minh Quân, Anh Thương;
Quê quán: Kỳ Hương, Tam Kỳ, Quảng Nam;
Chỗ ở hiện nay: PO BOX 2807 ANAHEMIM, CA 92814, Mỹ;
Quốc tịch: Mỹ;
Vai trò trong tổ chức: “Thủ tướng” tự xưng của tổ chức
“Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Tháng 8/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ra
quyết định khởi tố bị can, truy nã Đào Minh Quân về tội “Khủng bố chống chính
quyền nhân dân” theo Điều 84 BLHS Việt Nam.
2. Đối tượng
Kelly Triệu Thanh Hoa
Họ và tên: Kelly Triệu Thanh Hoa; Sinh: 13/8/1968;
Bí danh: Kelly Triệu;
Chỗ ở hiện nay: Mỹ; Quốc tịch: Mỹ;
Vai trò trong tổ chức: cấp bậc “chuẩn tướng”, chức vụ
“phụ trách thanh niên” của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
3. Đối tượng
Lâm Ái Huệ
Họ và tên: Lâm Ái Huệ; Sinh: 02/10/1968;
Bí danh: Lâm Kim Huệ;
Chỗ ở hiện nay: Canada; Quốc tịch: Canada;
Vai trò trong tổ chức: cấp bậc “chuẩn tướng”, chức vụ
“Thứ trưởng Bộ tài chính” của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
4. Đối tượng
Phạm Thị Anh Đào
Họ và tên: Phạm Thị Anh Đào; Sinh: 04/6/1979 tại TP. Hồ Chí Minh;
Bí danh: Lisa Phạm;
Chỗ ở hiện nay: 614 Progressive Way, Denmark, South
California 29042, Mỹ;
Quốc tịch: Mỹ;
Vai trò trong tổ chức: Thành viên tổ chức “Chính phủ
quốc gia Việt Nam lâm thời”, nhiệm vụ kích động khủng bố, phá hoại manh động chống
phá Việt Nam;
Tháng 8/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ra
quyết định khởi tố bị can, truy nã Phạm Lisa về tội “Khủng bố chống chính quyền
nhân dân” theo Điều 84 BLHS Việt Nam.
5. Đối tượng
Lý Hồng Thái
Họ và tên: Lý Hồng Thái; Sinh: 1952;
Tên khác: Nguyễn Minh Chánh ;
Quê quán: Hà Nội;
Chỗ ở hiện nay: Mỹ; Quốc tịch: Mỹ;
Vai trò trong tổ chức: cấp bậc “trung tướng”, chức vụ
“Tổng cục trưởng tổng cục võ học”, “Tổng tham mưu phó Quân lực quốc gia VNCH” của
tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
6. Đối tượng
Nguyễn Đức Thắng
Họ và tên: Nguyễn Đức Thắng; Sinh: 1930;
Chỗ ở hiện nay: Mỹ; Quốc
tịch: Mỹ;
Vai trò trong tổ chức: cấp bậc “chuẩn tướng”, chức vụ
“Chánh văn phòng Thủ tướng” của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
7. Đối tượng
Quách Thế Hùng
Họ và tên: Quách Thế Hùng; Sinh: 01/4/1948;
Bí danh: Lê Nguyễn Bình;
Quê quán: thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương;
Chỗ ở hiện nay: 5386 Somerset St, Los Angeles,
California 90032, Mỹ;
Quốc tịch: Mỹ;
Nghề nghiệp: Bác sỹ;
Vai trò trong tổ chức: “Tổng cục trưởng Tổng cục Quân
Huấn”, “Tổng tham mưu phó Quân lực Việt Nam cộng hòa”, cấp bậc “đại tướng” của
tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018
HƠN CẢ MỘT CHIẾN THẮNG - ĐÓ LÀ SỰ ĐOÀN KẾT CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC
By Người Đưa Tin at tháng 1 28, 2018
No comments
Truyền
thông thế giới nhận định hàng triệu người hâm mộ Việt Nam hân hoan đón những
người hùng U23 về nước. Chiến công của U23 Việt Nam thúc đẩy sức mạnh đoàn kết
của cả một dân tộc.
Hãng
tin Reuters viết: Hàng chục nghìn người Việt Nam đã xuống đường trong tuần qua
để ăn mừng chiến thắng của tuyển U23 Việt Nam. Sự tiến bộ của đội tuyển trẻ Việt
Nam khiến không khí tại nước này giống như World Cup đang diễn ra ở đây vậy.
Giáo
sư Carl Thayer, một gương mặt quen thuộc của độc giả Việt Nam tại Học viện Quốc
phòng Australia, đồng thời là cựu Thư ký quốc gia Liên đoàn Trọng tài Bóng đá
Australia nhận định với Reuters: "Chiến thắng ở bóng đá là sự tự khẳng định.
Việt Nam đã gia nhập đẳng cấp hàng đầu của các nước thành viên Liên đoàn bóng
đá Châu Á".
AFP:
Sự đột phá của đội tuyển Việt Nam ở giải vô địch U23 Châu Á được ví như cơn địa
chấn trong trận chung kết World Cup tại quốc gia Đông Nam Á này. U23 Việt Nam
là đội bóng Đông Nam Á đầu tiên lọt vào trận chung kết giải vô địch U23 Châu Á,
thổi bay những đối thủ nặng ký ở khu vực như Iraq và Qatar.
Đường
phố tràn ngập sắc đỏ vàng của quốc kỳ, màu áo, băng rôn mang dòng chữ "Việt
Nam vô địch" của người hâm mộ. Những âm thanh náo nhiệt, tưng bừng, những
tiếng kèn xung trận vang lên trong suốt trận chung kết Việt Nam gặp Uzbekistan.
Tờ
The New Paper của Singapore viết: U23 Việt Nam thúc đẩy sức mạnh đoàn kết của cả
một dân tộc. Hàng triệu người hâm mộ Việt Nam đã hân hoan chào đón các người
hùng U23 bất chấp họ nhận phần thua trong trận chung kết với Uzbekistan. Đám
đông khổng lồ người hâm mộ đứng dọc hai bên đường từ sân bay Nội Bài về thành
phố như vỡ òa niềm vui với niềm tự hào dân tộc đón các tuyển thủ U23 về nước,
hô vang "Việt Nam vô địch".
Tờ
Nikkei Asian Review của Nhật Bản: Hàng triệu trái tim người Việt Nam đã thổn thức
trong phút cuối cùng của trận chung kết khi Uzbekistan ghi bàn. Nhưng vẫn hàng
triệu người ấy tự hào về những tuyển thủ trẻ của mình. Hàng triệu người đổ ra
đường chào đón U23 về nước. Sự hâm mộ cuồng nhiệt là điều dễ hiểu, hơn thế nữa,
nó đã thúc đẩy một cảm giác về tình đoàn kết quốc gia mạnh mẽ ở Việt Nam.
Sau đây là một số hình ảnh đẹp, thẻ hiện sự đoàn kết của quốc gia, dân tộc Việt Nam:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương lao động cho HLV và các tuyển thủ U23. |
Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018
HỘI CHỨNG DAN HAUER - DAN SYNDROME
By Người Đưa Tin at tháng 1 27, 2018
No comments
Tôi
đã định nói về việc này từ rất rất lâu rồi, nhưng chưa tìm được một dịp phù hợp.
Hôm nay, sau khi xảy ra sự việc một thằng Tây (nó sinh năm 1986 nên tôi sẽ gọi
là thằng), ăn nói hỗn xược và coi khinh người Việt, mặc dù nó đã đến và làm việc
tại Việt Nam (chẳng theo diện 'được cử sang' hay 'nhiệm kỳ' gì hết), tôi mới lại
suy nghĩ về chuyện này.
Chuyện
nó làm, tôi không nói đến nữa. Việc đó sẽ có pháp luật vào cuộc (tùy mức độ
nghiêm trọng) và các trung tâm tiếng Anh cũng đã có những động thái cắt hợp đồng,
đuổi việc nó và bạn nó (một lão tên Marty trên Hanoi Massive). Điều mà tôi muốn
nói ở đây chính là 'nguyên do' tại sao lại có những thằng như Dan tồn tại trong
xã hội Việt Nam và còn kiếm tiền được trên mồ hôi của người Việt nữa.
Tôi
gọi nó là Hội chứng Dan Hauer (Dan Syndrome) - tức là dạng 'tây' sang Việt Nam
dạy tiếng Anh (tôi biết có nhiều trường hợp vì ko tìm được việc ở quê hương nên
sang Việt Nam dạy tiếng Anh), kiếm tiền trên đất Việt, có thêm chút tiếng Việt
thì 'thăng chức' lên thành 'sao', nhưng có thái độ coi thường người Việt (thậm
chí coi người Á là không đồng đẳng).
Vì
đâu mà có hội chứng này?
Là
do CHÚNG TA.
Từ
ngày tôi còn học lớp bảy (tức là năm 1993 gì đó), chị gia sư tiếng Anh của
chúng tôi đã nói rằng nếu người nước ngoài sang dạy tiếng Anh ở Việt Nam thì sẽ
được trả nhiều tiền hơn người Việt Nam. Khi ấy, tôi chỉ nghe cho biết.
Năm
2002, khi tôi học tiếng Anh ở một trung tâm trên đường Láng Hạ, thầy giáo tôi,
một người nói tiếng Anh rất chuẩn nhưng lại nói rằng "lương thầy không bằng
lương một bạn da trắng, mặc dù cô ấy không đến từ một nước nói tiếng Anh và nói
không chuẩn". Thầy là người Malaysia.
Năm
2004, khi tôi học tiếng Anh ở một trung tâm, thầy giáo người Việt cũng bảo thầy
đi dạy này là làm thêm, chứ người nước ngoài mới sống được bằng lương dạy tiếng
Anh. Cô giáo người Mỹ của tôi ở một trung tâm khác cũng 'thừa nhận' so với mức
sống ở Việt Nam, thu nhập của một người nước ngoài da trắng dạy tiếng Anh ở Việt
Nam là thừa để chi tiêu thậm chí rất dư dả.
Việc
này tôi nghĩ bắt nguồn rất lớn từ sự 'sính hình thức' của rất nhiều người Việt
mình.
Tức
là phụ huynh sẽ có chút gì đó không tin tưởng khi thầy, cô giáo tiếng Anh không
có vẻ ngoài của một người phương Tây da trắng (vẻ ngoài của người Á lại càng
không được sủng!). Rồi không tin tưởng lắm khi thấy cô này đến từ Nam Phi và là
người da màu, trong khi cô giáo Nam Phi dạy còn nhiệt tình và vui tính hơn nhiều
giáo viên da trắng khác...Tức là suy nghĩ luôn có một mặc định rằng "da trắng
và đến từ Mỹ hay Úc là đương nhiên sẽ được tin tưởng hơn".
Tôi
cũng nghe được rằng một trung tâm tiếng Anh sẽ không ưu tiên tuyển người châu
Á. Da màu lại càng không vì trẻ con sợ. Cái này, theo tôi là ngụy biện cho sự
trọng hình thức.
Và
chính vì như thế mà nhiều người nước ngoài có tâm lý lợi dụng cái sự "sính
hình thức" này mà có cư xử như thằng Dan. Kiếm tiền bằng việc dạy tiếng
Anh ở Việt Nam nhưng coi người Việt không ra gì.
Nói
như vậy không phải vơ đũa cả nắm rằng người nước ngoài nào cũng thế.
Cô
giáo người Mỹ mà tôi đã nhắc ở trên là cô giáo dạy tiếng Anh tốt nhất mà tôi từng
được học. Cô rất nghiêm khắc, nhưng rất vui tính và hòa đồng cùng học viên. Các
lỗi phát âm của tôi đều là cô sửa và cô chính là người khiến tôi thấy thích
phát âm Anh Mỹ (mặc dù bây giờ giọng tôi lại là Anh Anh) Cô giáo tiếng Ý mà nay
đã là con bạn thân của tôi là người rất tình cảm và thân thiện. Nó dạy tiếng Ý
một tuần 2 buổi, còn tối nào không đi dạy thì đi làm phục vụ bàn ở một quán Ý.
Chúng tôi trở thành bạn của nhau chỉ sau vài buổi học và lúc ấy, tôi mới hiểu
tình yêu Việt Nam của nó nhiều thế nào. Nó chính là đứa đi đến nhà bác Giáp, gửi
bó hoa tiễn đưa bác cùng với tôi vì "Tướng Gíap thì không chỉ người Việt
Nam biết đâu, người Ý cũng biết đấy."
Hay
những người bạn Anh và Nam Phi của tôi hiện đang dạy tiếng Anh cho các trường cấp
2 lân cận Hà Nội vô cùng dễ mến và thân thiện. Chưa bao giờ, dù chỉ một lần,
tôi có cảm giác 'lợn cợn' về việc họ coi mình hơn người khác, kể cả những lúc
ngồi nói chuyện nghiêm túc bên tách cà phê, hay khi chúng tôi mời họ đến nhà
dùng bữa.
Từ
sự việc lần này, tôi tự dưng đặt ra một câu hỏi "Có phải sướng quá hóa hỗn
không?"...Có phải vì tiền nhận được của giáo viên nước ngoài nhiều, họ kiếm
tiền quá dễ dàng ở Việt Nam mà cuộc sống lại sang chảnh hơn khi còn ở đất nước
họ nên họ mới sinh ra cái thói xấu "Chúng mày cần bọn tao, chứ bọn tao ko
cần bọn mày" như thế không?
Hay
còn lý do nào khác? Liệu có còn những thằng Dan, thằng Marty nào đang cười hả
hê trước những gì bọn nó kiếm được ở Việt Nam không?
Đúng
là đây là dịch vụ, là mua - bán. Không ai là người 'tạo công ăn việc làm' cho
ai hết. Nhưng có người bán nào bán hàng xong cười và bình phẩm khách hàng là
không cùng cấp với mình không? Và chúng ta cứ phải 'mua dịch vụ' từ những thằng
mất dạy như thằng Dan sao? Hay vì thấy nó nói tiếng Việt nên thấy vinh dự?
Không nhé!
Rồi
cứ mỗi lần một người nước ngoài nào đó trả lời báo chí rằng "Tôi ở lại Việt
Nam vì tôi yêu Việt Nam" là lại hoắng lên, tung hê, ca ngợi người bạn nước
ngoài chí cốt. Không nhé! Báo Thái mà hỏi thì nó sẽ yêu Thái. Báo Lào hỏi thì sẽ
yêu Lào...Mà Đức Phúc đã bảo đấy là "bắt cá hai tay" rồi! Đừng ảo nữa!
Năm
còn học bên Anh, trong một lần ngồi ở sân tàu, điện thoại của tôi báo có tin nhắn.
Một bà ngồi bên cạnh nói rất dõng dạc "Hãy tắt chuông đi để đừng làm phiền
người khác!" Lúc ấy tôi chưa hiểu lý do, và tàu đã đến ga nên nói
"xin lỗi" và đi lên tàu luôn. Nhưng sau khi ngồi nói chuyện trong bữa
tối với một nhóm bạn Ấn Độ, Anh, Ireland, Ý và tôi kể câu chuyện này thì tôi mới
biết có rất nhiều người 'da trắng' cho mình cái quyền được phép coi thường người
có màu da khác.
Đừng
để chuyện đó diễn ra ở ngay đất nước mình!
Không
có thằng Dan thì vẫn còn nhiều người bạn nước ngoài biết cư xử khác!
Đây
là Việt Nam! Là nhà của chúng ta! Chúng ta nồng hậu, chào đón bạn bè năm châu.
Nhưng nếu đến để coi thường, để hả hê hỗn hào thì mời ngược!
Không
tiễn!
Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018
CÓ THỂ XỬ LÝ CÁ NHÂN LÀM "VẤY BẨN" LÁ CỜ TỔ QUỐC
By Người Đưa Tin at tháng 1 21, 2018
1 comment
Sau
trận cầu "nghẹt thở" giữa hai đội tuyển bóng đá Việt Nam và Irắc: niềm
vui, hạnh phúc dường như vỡ òa trong lồng ngực của hàng triệu người con Đất Việt.
Trong cảm xúc ấy, ai cũng muốn góp mình vào sự náo nức, phấn khởi dâng trào để
cùng hòa mình vào dòng người đổ ra đường mừng chiến thắng của các cầu thủ U23 sau trận đấu đã đi
vào lịch sử bóng đá Việt Nam.
Và
lá cờ Tổ quốc được mọi người mang theo bên mình, phất cao cùng nụ cười chiến thắng.
Vinh dự và tự hào biết bao khi lá cờ Tổ quốc được người dân nâng niu, được đưa
ra với tất cả lòng thành kính, mến yêu Tổ quốc.
Nhưng...
Đáng buồn thay, khi những bạn trẻ trong niềm vui quá đà, say men chiến thắng đã
dùng lá cờ Tổ quốc quấn quanh người, hoặc trở thành trang phục của riêng
mình...
Bản thân tôi trân trọng những tình cảm, lòng tự hào của các bạn đối với quê hương, đất nước. Nhưng những hành động của các bạn làm tôi thất vọng và xấu hổ thay cho nhận thức của các bạn.
Bản thân tôi trân trọng những tình cảm, lòng tự hào của các bạn đối với quê hương, đất nước. Nhưng những hành động của các bạn làm tôi thất vọng và xấu hổ thay cho nhận thức của các bạn.
Dù
có làm gì chăng nữa, dù có sung sướng hạnh phúc đến tột đỉnh, nhưng xin các bạn
hãy trân trọng lá cờ Tổ quốc, bởi đó là máu, xương của hàng triệu đồng bào, chiến
sỹ đã ngã xuống cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật các hành vi của
các bạn có thể vi phạm Điều 351 – Bộ Luật Hình sự năm 2015. Theo đó: Tội xúc phạm
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca: “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc
ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm”.
Xin
các bạn đừng làm "vấy bẩn" lá cờ của Tổ quốc bằng những hành động, việc
làm chẳng giống ai. Để người đời chửi rủa về nhận thức suy nghĩ của các bạn.
Vui thôi, đừng vui quá!
ST: Tran Dinh Hieu
Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018
CẦN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
By Người Đưa Tin at tháng 1 20, 2018
No comments
Ngày 18/01/2018, Bà Lê Thị Thu Hằng – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Bộ Ngoại giao công bố sách “Bảo vệ và Thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam”, cập nhật thông tin về chính sách và luật pháp của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người.
"Cuốn
sách gồm 4 chương, trong đó nêu rõ quan điểm, chính sách và luật pháp của Nhà
nước Việt Nam về quyền con người cũng như thành tựu của Việt Nam trong thực hiện
các quyền thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị, nhóm quyền kinh tế - văn hóa -
xã hội, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương", người phát ngôn nói.
Bên
cạnh đó, cuốn sách cũng nêu rõ các thách thức cần vượt qua và định hướng ưu
tiên nhằm thúc đẩy việc thụ hưởng ngày càng tốt hơn quyền con người ở Việt Nam.
Bà Hằng cho biết, những năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất quan trọng
trong lĩnh vực thúc đẩy quyền con người. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ ưu
tiên thực hiện một số nội dung sau:
Thứ
nhất, tiếp tục kiện toàn hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn các
quyền và tự do cơ bản của người dân trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp 2013 và
các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Thứ
hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao điều kiện, nguồn lực phục
vụ công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân.
Thứ
ba, nâng cao khả năng tiếp cận với các loại hình an sinh xã hội.
Thứ
tư, cải thiện chất lượng giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực, trong đó có
giáo dục về quyền con người nằm nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của
các cơ quan thực thi pháp luật trong vấn đề này.
Thứ
năm, tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới do đây là yếu tố quan trọng để xây dựng một
nguồn nhân lực vững mạnh, cũng như đẩy mạnh chất lượng cuộc sống cho mỗi cá
nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Thứ
sáu, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hướng đến một xã hội khỏe mạnh và được tiếp cận
với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ cả về thể chất và tinh thần.
Thứ
bảy, tiếp tục tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức
chuyên môn của khu vực và toàn cầu có liên quan đến quyền con người.
Trả
lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với việc một số đối
tác quan tâm về việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, người phát ngôn nêu
rõ: “Nhân quyền là giá trị chung của nhân loại, song vẫn có những sự khác biệt
về cách tiếp cận và ưu tiên về quyền con người, xuất phát từ khác biệt về lịch
sử, văn hóa, thể chế chính trị, trình độ phát triển. Đây là thực tiễn bình thường
trong quan hệ quốc tế. Điều quan trọng là chúng ta cần sẵn sàng hợp tác, đối
thoại trên tinh thần hợp tác, xây dựng và tôn trọng lẫn nhau.
Trên
tinh thần đó, Việt Nam tiếp tục duy trì các cơ chế đối thoại về quyền con người
với một số nước/đối tác nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm
và mở ra những cơ hội hợp tác song phương trong lĩnh vực quyền con người.
Chúng
tôi cũng mong muốn cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan, toàn diện, cân bằng
về nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người”.
Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018
LÊ VĂN SƠN: PHẢN ĐỘNG GÀO THÉT CHO PHẢN ĐỘNG
By Người Đưa Tin at tháng 1 19, 2018
No comments
Mạng xã hội thời gian gần
đây không an không biết đến tên lưu manh giả danh tri thức Lê Văn Sơn, FB Lê
Văn Sơn (Paulus Lê Sơn). Nói hắn là lưu manh giả danh tri thức hẳn đang còn nhẹ
bởi bề ngoài nhìn hắn giống một người có học thức, nhưng không ai ngờ trong tâm
can hắn ta ý thức chống đối Đảng, Nhà nước ta càng lúc càng lớn. Trong khi luôn
mồm tự ca ngợi mình là người con yêu nước, thì hành động của hắn không khác gì
kẻ vừa đánh trống vừa la làng, tên trí thức mang trong mình tư tưởng phản động,
thật đáng khinh bỉ.
Bạn đọc nếu lướt FB của
Sơn đều thấy những bài viết kích động chống Đảng, Nhà nước, bịa đặt sai sự thật,
thâm chí hùa vào cùng những kẻ phản động khác đã được định danh để mong chờ sự ủng
hộ đồng bọn của mình. Nhưng bi đát thay, những kẻ chống đối như y thì xác định
gạch đá đầy mồm.
Có thể nhiều người còn chưa rõ về quá trình
làm phản động của Lê Văn Sơn, nhưng những gì hắn đang thể hiện thời gian qua
trên mạng xã hội đã phơi bày được toàn bộ bản chất của hắn. Lê Văn Sơn
(Facebook Paulus Lê Sơn) sinh ngày 20/10/1985 tại xã Hoằng Trung, huyện Hoàng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hắn đã từng được đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
Mặc dù được tốt nghiệp ra trường nhưng thay vì làm ăn một cách chân chính để cống
hiến cho đất nước thì Sơn lại chọn cho mình một con đường riêng biệt là tham
gia vào phong trào “dân chủ”, chấp nhận bán rẻ lương tâm của bản thân cho đám bại
hoại phản quốc đang lưu lạc bên trời Tây.
Để lấy được mấy đồng tiền
bẩn thỉu của đám phản quốc này, Lê Văn Sơn đã chủ động làm cộng tác viên cho
các báo đài phản động trong và ngoài nước như: BBC, RFA, VOA,....thường xuyên
biên soạn, đăng tải và tán phát các thông tin, tài liệu và bài viết có nội dung
tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Thực sự đọc phải những
câu chữ tên này viết rất thối vì hoàn toàn sai sự thật.
Trong thời kì đang nổi
danh trong làng phản động, Lê Văn Sơn còn là cánh tay đắc lực của tổ chức khủng
bố “Việt Tân” nhận nhiệm vụ chửi thuê ở trong nước và kết hợp dụ dỗ, lôi kéo,
tuyển chọn người tham gia tổ chức khủng bố, và móc nối với phản động đưa ra nước
ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Với các hành vi chống đối Đảng, Nhà nước
một cách ngông cuồng, coi thường pháp luật, Sơn đã bị bắt, bị Toàn án nhân dân tối cao tuyên phạt 4 năm tù giam và 4
năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Ra tù mấy năm chẳng làm
được việc gì nên hồn cho đất nước, hắn lại tiếp tục chạy theo con đường bán nước
cùng đồng bọn. Hết đăng bài chống đối Đảng, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thời
gian gần đây hắn liên tục quay sang xuyên tạc sự thật, gào thét cho phản động để
lấy lòng mấy tên bán nước hải ngoại.
Ngày 16-12-2017, Lê Văn
Sơn đăng bài xuyên tạc kêu gọi trả tự do cho hai tên phản động Nguyễn Văn Đài
và Lê Thu Hà đã bị cơ quan chức năng bắt từ năm 2015. Hắn bịa đặt hai kẻ phản động
này bị bắt do “lên tiếng để bảo vệ công ích, sự tự do của con người và chủ quyền
lãnh thổ Việt Nam” và ca ngợi đồng bọn của mình là con người yêu nước.
Thật đáng xấu hổ với những
hành động đó, Nguyễn Văn Đài và Trần Thu Hà là hai kẻ phản động đã rất nổi tiếng.
Không ai không biết hai kẻ này đã cùng bị bắt vào ngày 16/12/2015 do những hành
vi chống đối Đảng, chế độ ngông cuồng của chúng. Đây chính là hai kẻ phản động
làm việc rất đắc lực cho tổ chức khủng bố Việt Tân đã bị cơ quan chức năng đưa
vào danh sách đỏ.
Việc lên tiếng bịa đặt
để bênh vực cho đồng bọn của Lê Văn Sơn càng khiến hắn tự lộ rõ bản chất phản động
thối tha. Không những không biết điều để thay đổi bản thân trở thành người có
ích cho xã hội còn tỏ vẻ nguy hiểm để ra sức bảo vệ cho kẻ chống đối. Là một
người con yêu nước, chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm trường
hợp này, sớm đưa hắn ta đi tù cải tạo làm trong sạch đất nước và yên bình cho
quê hương Thanh Hóa.
Trọng Văn