Mới đây, bộ phim “Vị”,
có tựa đề tiếng Anh là "Taste" chính thức bị cấm phổ biến tại Việt
Nam, bị cấm chiếu trên toàn Việt Nam và thế giới. Đây có lẽ là bộ phim nhận án
phạt nặng nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam. Và đội ngũ làm phim thì cố ý
lấp liếm đi phần kịch bản, còn các “con giời” lại lao vào chửi bới, miệt thị,
khóc thuê và bênh vực cho rằng một “tác phẩm nghệ thuật” “phản ánh sự thực” xã
hội hay “tuyệt tác điện ảnh” Việt Nam đã bị nhấn chìm.
Phim nói về một cầu
thủ bóng đá gốc châu Phi sang Việt Nam, anh không tìm được đội bóng nào. Sau đó
anh sống chung, "quan hệ" với cả 4 người phụ nữ trung niên cao tuổi
Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các cảnh sinh hoạt mà các diễn viên không hề mặc
gì trên người.
Đơn vị kiểm duyệt xác
nhận bộ phim không thể bị cắt bỏ vì “cảnh khỏa thân trực diện kéo dài”, lên tới
30 phút với các cảnh "quan hệ" và có thông tin là lên tới 45 phút ở
các cảnh sinh hoạt. Vì những chi tiết này quá dài nên cũng không thể chỉnh sửa
được, cắt ghép lại được. Và đó là lý do vì sao “Vị” bị cấm chiếu không những
chỉ ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Ngoài ra còn bị cấm phổ biến tại Việt Nam
- tức là cấm tuyên truyền, trình chiếu độc lập, hoặc trên mạng... trừ khi có
văn bản riêng được dùng cho nghiên cứu hoặc điều tra.
Ngoài ra, ngay khi
được công chiếu, bộ phim đã vướng một số chỉ trích, cáo buộc khi sử dụng các
diễn viên có tuổi đóng các cảnh khỏa thân tập thể. Điều này rõ ràng không phù
hợp với văn hóa Việt Nam và văn hóa Á Đông nói chung.
Ngay đến trên thế
giới, bộ phim còn gần như không được các nhà phát hành độc lập đề xuất mua bản
quyền và phim cũng bị chiếu cực kỳ giới hạn tại chính Liên hoan Phim Berlin. Bộ
phim rất thiếu sự phù hợp để đem ra rạp chiếu phim đại chúng, một giải thưởng
ăn liền ăn may hữu nghị và có cả chục bộ phim được giải này, chứ không phải là
giải bộ phim hay nhất, kịch bản xuất sắc nhất....
Hiện nay, có rất nhiều
các bộ phim bị cấm phát hành tại các rạp phim trên thế giới, từ Mỹ, EU, Nhật,
Hàn... đều có hết. Và nguyên nhân của tất cả các bộ phim này đều chỉ gói gọn
trong một từ "rác điện ảnh". Và không thể cứ mãi mang hai chữ
"nghệ thuật" ra để bao biện, vì đa phần công chúng không thể
"thấm" được thứ "nghệ thuật" xúc phạm nghiêm trọng hình ảnh
con người phụ nữ Việt Nam, đi ngược lại với truyền thống văn hóa, thuần phong
mỹ tục của Việt Nam nói riêng và Á Đông nói chung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét