(Xin chia sẻ lại bài viết từ nhà bác Lê Hồng
Tuân)
Sự việc ở Đồng Tâm
đã khép và giờ là lúc mở ra những câu trả lời để những ai quan tâm lắng lại.
Bài biên của Điền bộ Hoàng Hải, một chuyên gia về đất đai từng đi "gãi
dái" dăm bận cùng bỉ nhân cho các doanh nghiệp BĐS, hehe.
1. Có tranh chấp đất đai không?
Không. Tranh chấp
chỉ xảy ra khi một hoặc hai bên ngộ nhận về quyền của mình. Ở đây, tổ Đồng Thuận
không hề có ý chứng minh về quyền sử dụng khi xảy ra xung đột, mà chỉ có ông
Kình trình bày về ranh giới cái gọi là "đất nông nghiệp của nhân dân Đồng
Tâm" khi có đoàn thanh tra về đất quốc phòng đến làm việc. Dân trong nghề
chỉ cần nghe cách dùng từ là biết có dối trá hay không.
Pháp luật đất đai
không có khái niệm "đất nông nghiệp của nhân dân xã A B C" nào đó. Luật
đất đai 1993 đã quy định, đất nông nghiệp do các HTX nông nghiệp quản lý thì
CHIA HẾT, chia đều cho nhân khẩu làm nông nghiệp. Nên khẳng định sau
15/10/1993, toàn lãnh thổ Việt Nam không còn sót một mét vuông đất nông nghiệp
nào chưa có chủ .
Ông Kình rất biết
điều này.
2. Điều cốt lõi tổ Đồng Thuận muốn ở đây là gì?
Toàn bộ 238ha đất
thuộc địa bàn 3 xã Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng
Tâm (huyện Mỹ Đức) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi, giao cho
quân đội từ năm 1980 để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Trong đó đất thuộc xã Đồng
Tâm là 47,3ha. Chúng ta vẫn nghe về 59ha đất Đồng Sênh, là cách gọi quen miệng
để chỉ về một vùng đất trước đây là của HTX đá vôi Đồng Tâm, năm 1980, HTX này
giải thể nên đất được giao cho quốc phòng 47,3ha. Bản đồ được lập năm 1992 là để
chuẩn bị ban hành luật đất đai 1993.
Khu 47,3ha này được
chia làm 2 khu. Khu 1 (tạm gọi thế) gần sân bay Miếu Môn đã được quốc phòng quản
lý chặt chẽ. Khu 2 gần thôn xóm hơn nên quốc phòng cho phép 14 hộ dân vào canh
tác. Đơn của các hộ dân có chữ ký của ông Kình xác nhận với tư cách là chủ tịch
xã.
Năm 2014, quân chủng
PKKQ (là chủ khu đất này) bàn giao 47,3ha này cho Viettel để thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng, 14 hộ dân kia được hỗ trợ một khoản tiền tương đối lớn.
Vấn đề xảy ra từ
đây. Ông Kình đường đường là chủ tịch xã, dòng họ ông ấy hùng cứ một phương có
tính cường hào, lại chủ quan, kiêu mạn, mà không mượn một mét vuông nào trồng
ngô, dựng chuồng trại ... để đến bây giờ không được hưởng hỗ trợ một đồng nào
(khoản hỗ trợ này khá lớn).
Sẵn trong lòng có
sự yêng hùng, kiêu mạn của một dòng họ lớn, lại thất chí khi không trúng cử đảng
ủy năm nào, ông Kình đã dựng lên màn kịch "chống tham nhũng" và lập
ra tổ Đồng Thuận để chống đối, tung tin bịa đặt, hy vọng quá mù ra mưa, gây sức
ép để Nhà nước miễn cưỡng chấp nhận đất đó là của cả xã và hỗ trợ cho tất cả
dân Đồng Tâm, trong đó có gia đình ông ấy.
Thực ra chả ai
tham nhũng ở đây cả, trừ ông ấy muốn tham nhũng không được mà thôi. Và cũng
không bao giờ có chuyện Nhà nước chấp nhận một khu đất có chủ, nay công nhận
quyền sử dụng cho một tập thể nhân dân được, vì đất đai Việt Nam được luật pháp
chế tài nửa thế kỷ q
Thực ra chả ai
tham nhũng ở đây cả, trừ ông ấy muốn tham nhũng không được mà thôi. Và cũng
không bao giờ có chuyện Nhà nước chấp nhận một khu đất có chủ, nay công nhận
quyền sử dụng cho một tập thể nhân dân được, vì đất đai Việt Nam được luật pháp
chế tài nửa thế kỷ qua. Tuy phức tạp nhưng rành mạch và chặt chẽ.
3. Tại sao còn nhiều ý kiến trên mạng về một vấn đề rõ
ràng?
3.1. Nghe nói, mỗi
cá nhân viết bài chống đối về Đồng Tâm theo hướng gắp lửa bỏ tay người (ở đây
là chính quyền), đều được trả công hàng tháng. Thông tin này cần kiểm chứng,
tuy con số đó không lớn, chỉ đủ mua một tạ nhãn, nhưng cơ quan chức năng cũng
không nên bỏ qua vì bài học Đồng Tâm chưa ráo mực.
3.2. Đất đai là một
lĩnh vực phức tạp, không chỉ cần học và đọc mà nắm vững được. Vì vậy không loại
trừ khả năng có một bộ phận ngu thật chứ không giả vờ, kể cả là luật sư.
3.3. Chúng ta, những người hiểu biết, hãy chung tay vì một xã hội công bằng, ổn định là KHÔNG SHARE các bài viết một tạ nhãn kia, chỉ cần vậy thôi là đóng góp cho đất nước rồi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét