NGƯỜI ĐƯA TIN 289

NƠI CHIA SẺ THÔNG TIN ĐA CHIỀU VỀ MỌI VẤN ĐỀ

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

RFA cần phải hiểu rõ Việt Nam cam kết và thực hiện nhân quyền như thế nào?

         Việt Nam là một quốc gia mà ở đó người dân được tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do Internet, tự do bày tỏ… Ấy vậy mà, sau khi nghe tuyên bố của Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam – Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai về nhân quyền, thì đài châu á tự do RFA và một số nhà “dân chủ” lại đưa ra những lời xuyên tạc về tình hình nhân quyền và những cam kết của Việt Nam.


        Cụ thể, trong ngày khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 45 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam – Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định rằng Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ủng hộ hợp tác quốc tế và tiếp cận đa phương nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch và phục hồi đại dịch. Trước đó, tại Khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, diễn ra hồi hạ tuần tháng 7/2020, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng đã tuyên bố Việt Nam ưu tiên thúc đẩy quyền con người của nhóm yếu thế.

RFA cần phải hiểu rõ Việt Nam cam kết và thực hiện nhân  quyền như thế nào?

Và ngay sau sự kiện này, Đài châu á tự do RFA đã đăng tải bài viết có tiêu đề: “Cam kết của Việt Nam với LHQ về bảo vệ nhân quyền và thực tế!” với nội dung mượn lời của một số nhà rận chủ xuyên tạc về tình hình nhân quyền Việt Nam với những luận điệu như: “Nhà cầm quyền cộng sản chủ nghĩa đã hứa hẹn hàng chục năm qua nhưng họ không thực thi gì cả, chứ không phải đợi đến dịch bệnh Covid-19. Bằng chứng là ngay cả Quyết định số 364, do ông Nguyễn Tấn Dũng, khi còn là Thủ tướng ký ngày 17/3/2015, về ‘Việc phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện Công ước Chống Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người’ thì họ cũng không thực hiện. Và bằng chứng mới nhất là qua phiên xử dân làng Đồng Tâm. Do đó, quyền con người có thể nói là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam trong suốt hàng chục năm qua”.

Thậm chí chúng còn xuyên tạc trắng trợn rằng “Trong thời gian qua, tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng xấu đi. Điều này có thể thấy qua việc bắt giữ giới cầm bút như ông Nguyễn Tường Thụy, ông Phạm Thành cùng một số facebooker khác, đặc biệt là bắt giữ người dân ở Đồng Tâm và ở Dương Nội vì đưa tin tức về vụ Đồng Tâm. Vụ Đồng Tâm đã xảy ra trước đại dịch Covid-19, nhưng trong thời gian đại dịch thì việc tra tấn những người bị bắt ở Đồng Tâm để bắt họ nhận tội trên tivi và bản thân phiên tòa là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tôi cho rằng việc Việt Nam tuyên bố tôn trọng nhân quyền trong thời gian đại dịch Covid-19 thực chất là một lời nói dối trá”.

Nhưng xin khẳng định với RFA và các nhà rận chủ một điều rằng, hiếm nước nào trên thế giới làm được những điều vì con người như ở Việt Nam, nhân quyền luôn thuộc về nhân dân, vì nhân dân. Với Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhân quyền không chỉ thể hiện qua quan niệm, chủ trương, chính sách mà còn thể hiện qua hành động thiết thực để nhân quyền thật sự trở thành giá trị xã hội và là tài sản của nhân dân.

Đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra vừa qua chính phủ ta đã khẩn trương giúp cho doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 bằng các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỷ đồng, không một ai đứng ngoài và không một ai bị bỏ lại trong cuộc chống dịch. Chính phủ đồng hành với người dân bằng những chính sách hỗ trợ như gói an sinh xã hội cho nhiều nhóm đối tượng khó khăn, chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt khó. Và chính phủ Việt Nam là chính phủ duy nhất quyết tâm đưa đồng bào về nước. Đến nay, Việt Nam đã tổ chức hơn 100 chuyến bay, đưa về nước hơn 27 nghìn công dân từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn. Đằng sau mỗi hành trình trở về đong đầy cảm xúc ấy là tinh thần chở che mọi công dân của Việt Nam trong cơn hoạn nạn, là sự tương thân, tương ái. Thế đã đủ chứng minh nhân quyền ở Việt Nam hay chưa?

Hơn thế nữa, không chỉ trong dịch bệnh mà ở cuộc sống đời thường nhà nước ta chú trọng phát triển hệ thống giao thông và lưới điện quốc gia. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao, từng bước đưa cuộc sống và sự phát triển văn hóa – văn minh của đồng bào vùng sâu, vùng xa tiến kịp mọi miền. Phúc lợi, an sinh xã hội trở thành tài sản chung của toàn dân.

Với những đối tượng chống phá nhà nước bị bắt như Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành hay các bị cáo giết người tại Đồng Tâm… họ đều là những đối tượng vi phạm pháp luật, có tội phải đền tội, không thể lấy đó làm minh chứng cho Việt Nam vi phạm nhân quyền. Hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Hơn nữa, sự nỗ lực cố gắng của Việt Nam trongbảo đảm quyền con người những năm qua đều được bạn bè quốc tế ghi nhận. Có thể thấy trong những năm gần đây rất nhiều sự kiện lớn trên thế giới đã chọn Việt Nam là đất nước tổ chức. Đây là bằng chứng cụ thể khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đại đoàn kết tôn giáo và đoàn kết dân tộc ở Việt Nam.

RFA và các nhà rận chủ hãy thử nhìn sang nhân quyền của đất nước Mỹ, khi sự kì thị đối với những người da màu trên đất nước này diễn ra thường xuyên bằng những vụ đàn áp, tấn công… để rồi tiếp nối là các cuộc biểu tình diễn ra. Các đối tượng tuyên truyền những giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, từ đó vu khống Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền. Cần phải hiểu rõ, bản chất xã hội, chế độ và hệ thống pháp luật, đặc điểm văn hoá, lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc là khác nhau. Phải khẳng định một điều rằng những giá trị dân chủ, nhân quyền mà Việt Nam hướng đến là để phục vụ cho tất cả mọi người trong cộng đồng, xã hội. Hơn ai hết, những người dân đang sinh sống tại Việt Nam là những người hiểu rõ nhất điều đó chứ không đến lượt các nhà dân chủ phải phán xét!

Nguồn:  ĐTDC

0 nhận xét:

Đăng nhận xét