Các tác phẩm của nhà văn Vũ Khắc Tiệp |
Vũ Khắc Tiệp (sinh năm 1983) tên thật là Vũ Khắc Tiệp, quê
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Việt Nam. Bút danh: Bầu Tiệp, Ly Cách.
Vũ Khắc Tiệp là cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại. Ông “là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ” như có người đã nói
thế. Vẻ đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Vũ Khắc Tiệp được
thể hiện trên những kiệt tác văn chương và công trình nghiên cứu như “Từ nước Ý đến khu cách ly”, “Nhật ký cách ly” (Tháng 2/2020), “Khi đời không còn Trinh” (3/2020), “57 ngày không thể quên” (4/2020) ...
Về phong cách nghệ thuật Vũ Khắc Tiệp, giấy gói
xôi có viết: “Khắc Tiệp có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và
sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ tù túng, uẩn ức”.
Cái nhìn của Khắc Tiệp mang tính phát hiện độc
đáo, đối với thế giới khách quan trong trại cách ly tập trung, tìm thấy cái đẹp
trong cuộc sống cách ly, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn
hoá, mĩ thuật.
Người ta hay nói “chủ nghĩa cách ly” của Khắc Tiệp.
Thật ra đó là cách sống sáng tạo của riêng ông mà ông gọi là cách ly và viết, để
“thay đổi thực đơn cho giác quan”.
Quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian và thời
gian đã liên kết thành tuyến, thành mảng trên trang văn Khắc Tiệp. Nó mang vẻ đẹp
thẩm mĩ, đem đến nhiều liên tưởng, ấn tượng kì thú cho người đọc.
Văn Khắc Tiệp rất đời. Những uất ức khi được đưa
vào khu cách ly, lối sống ăn chơi trác táng thay bằng lối sống kỷ luật, đầm ấm
tình người ở nơi cách ly... được ông kể rất đậm đà, duyên dáng. Ông là bậc thầy
về ngôn ngữ cách ly.
Nói đến phong cách nghệ thuật Khắc Tiệp là nói đến
các tác phẩm nghiên cứu bằng trải nghiệm thực tế, những trang văn xuôi đầy chất
đời của một tâm hồn ăn theo nghệ sĩ, của một cây bút “nhờ cách ly mà thành nhà
văn”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét