Kết luận về "Con cưng" |
Công ty cổ phần
Con Cưng mới được thành lập năm 2011 do một nhóm bạn 8x đam mê kinh doanh gây dựng.
Con Cưng gần đây phát triển thần tốc do có quỹ SSIAM - Daiwa rót vốn, thị phần
mở rộng nhanh chóng, doanh số tăng trưởng 100%. Năm 2017, doanh số đạt 921 tỷ đồng,
năm 2018 mục tiêu tới trên 1.500 tỷ đồng. Con Cưng hiện là chuỗi bán hàng cho mẹ bầu
và bé có quy mô lớn nhất trên thị trường với 318 siêu thị trên toàn quốc. Một
doanh nghiệp Việt trẻ mới ở tuổi lên 8 mang bao khát vọng, hoài bão về việc làm
chủ hệ thống phân phối của người Việt thay vì để nó rơi vào tay các đại gia
Thái Lan, Trung Quốc. Ngay cả kế ra hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán cũng được
họ tính đến. Thì bỗng một ngày, Quản lý thị trường ập đến kiểm tra, vội vàng
lên báo trả lời loạt sai phạm của Con Cưng, trong đó có việc bán hàng không nguồn
gốc xuất xứ dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra. Truyền thông bẩn
nhảy vào xâu xé. Vậy là bao khát vọng, nhiệt huyết, hoài bão của các bạn trẻ lần
đầu khởi nghiệp đó bị đập tan. Uy tín doanh nghiệp gây dựng bấy lâu bỗng đổ xuống
sông bể, thiệt hại không thể kể hết.
Ngày 22/5/2019, khách hàng Trương Đình Công Vĩnh (quận Tân Bình, TP HCM) phản
ánh sản phẩm bộ thun bé gái dài tay mua tại một cửa hàng Con Cưng có dấu hiệu cắt
tem nhãn hàng hóa và thay thế bằng tem nhãn của Con Cưng. Phía Con Cưng và
khách hàng đã có biên bản giải quyết khiếu nại với nội dung thu hồi sản phẩm lỗi
đang bán tại cửa hàng, thu hồi sản phẩm lỗi khách đã mua. Tuy nhiên khách hàng
không đồng ý và kiện lên Chi cục quản lý thị trường (QLTT). Tuy nhiên đến giữa
tháng 7, Chi cục QLTT TP HCM mới phối hợp cùng Cục QLTT đồng loạt kiểm tra hàng
hóa, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm bày bán tại 3 cửa hàng Con Cưng ở
TP HCM. Sau đợt thanh kiểm tra, trong báo cáo nhanh về kết quả kiểm tra 3 cửa
hàng Con Cưng tại TP HCM, Chi cục QLTT TP HCM cho biết cơ quan này đã thu giữ
hơn 5.000 sản phẩm của Con Cưng vì “có dấu hiệu vi phạm nhãn hàng hóa, nguồn gốc
xuất xứ với giá trị gần 500 triệu đồng”. Diễn biến vụ việc được đẩy lên “đỉnh
điểm” khi tại cuộc họp báo thông tin kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả 6 tháng đầu năm 2018 ở Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng
Cục QLTT, thông tin đơn vị này đang triển khai kiểm tra trên toàn hệ thống của
chuỗi siêu thị Con Cưng. Quá trình thanh kiểm tra chưa kết thúc thì chính ông
Tín lại nhanh nhảu “kết luận” Con Cưng mắc vi phạm bán hàng không có hóa đơn chứng
từ, tức hàng nhập lậu. Phát ngôn này đã đẩy Con Cưng vào tình huống khủng hoảng
nghiêm trọng và để lại những hậu quả nặng nề đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tuy
có sai sót nhưng không sai phạm. Không những thế, theo kết luận của Bộ Công
Thương, kết quả kiểm tra 192 siêu thị còn cho thấy hàng hóa tại Con Cưng bảo đảm
về nguồn gốc và chất lượng. Về việc chấp hành pháp luật về nguồn gốc xuất xứ
hàng hoá như Con Cưng đã trình bày, với mỗi lô hàng nhập khẩu, Công ty chỉ có 1
bộ chứng từ gốc và lưu giữ tại văn phòng Công ty, trong khi hàng hóa của cùng một
lô hàng được bán tại hơn 300 cửa hàng trên toàn quốc. Vì vậy, khi cơ quan Quản
lý thị trường thực hiện kiểm tra đồng loạt trên các cửa hàng tại cùng một thời
điểm, Công ty không thể xuất trình ngay được bản gốc bộ chứng từ nhập khẩu. Vì
thế, nội dung cáo buộc Con Cưng bán hàng không có hoá đơn chứng từ là không
chính xác. Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương cũng đã xác nhận việc xuất trình chậm
hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu của Công ty là trường hợp
bất khả kháng và phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời biên bản làm việc
có nêu rõ, đến thời điểm hiện tại, các chứng từ nhập khẩu hàng hóa bao gồm hợp
đồng thương mại, invoice, chứng nhận xuất xứ, vận đơn, chứng từ thanh toán ngân
hàng, công bố sản phẩm, tờ khai nhập khẩu đều đúng các quy định pháp luật về thủ
tục nhập khẩu hàng hóa. Đoàn kiểm tra không phát hiện vi phạm trong kinh doanh
hàng hóa nhập lậu. Về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa kiểm tra thực tế, tất cả
các hàng hóa được lấy để kiểm tra đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Riêng đối
với sản phẩm kem massage bụng TiTiONE sử dụng nhãn giấy dán mang nội dung khác
đè lên nhãn gốc in trên sản phẩm, Đoàn kiểm tra đã làm việc với Công ty TNHH Mỹ
phẩm TiTiOne. Công ty xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số
doanh nghiệp 1500452743 trùng với Công ty TNHH G&C”. Đồng thời, Đoàn kiểm
tra cũng ghi nhận nội dung giải trình của Công ty TNHH Mỹ phẩm TiTiOne: “việc
dán đè nhãn giấy với tên Công ty TiTiOne để che lấp tên Công ty TNHH G&C
không phải để nhằm mục đích gian lận về nguồn gốc xuất xứ của hàng
hóa".Tương tự, về hồ sơ công bố, tự công bố của các sản phẩm được kiểm tra
đều phù hợp và đúng thẩm quyền. Đoàn kiểm tra không phát hiện sản phẩm hết hạn
sử dụng trong các sản phẩm được lựa chọn kiểm tra. Việc chấp hành pháp luật về
ghi nhãn hàng hóa, hầu hết các sản phẩm được kiểm tra có nhãn hàng hóa theo
đúng quy định của pháp luật. Một số nhãn hàng có sai sót về nội dung trên nhãn
như chưa ghi đầy đủ thông tin theo quy định, ngôn ngữ thể hiện chưa đúng. Ví dụ:
“Made in Vietnam” thay vì “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc sản phẩm ghi nội dung
“Xuất xứ: USA” thay vì “Xuất xứ: Mỹ”.
Sau 35 ngày ra
quân kiểm tra rầm rộ của lực lượng quản lý thị trường, cuối cùng Bộ Công thương
đã có kết luận về những vấn đề liên quan đến hàng hoá bày bán ở hệ thống siêu
thị của Công ty cổ phần Con Cưng vài ngày trước. Theo thông báo được công khai
trên website của Bộ Công thương, Con Cưng đã được minh oan, siêu thị này không
bán hàng giả, hàng nhập lậu. Nhưng những phát ngôn thiếu trách nhiệm của 2 Phó
Cục trưởng Cục QLTT: ông Nguyễn Trọng Tín và ông Trần Hùng đã dẩy doanh nghiệp
vào cảnh khốn đốn. Những tổn thất mà Công ty cổ phần Con Cưng phải gánh chịu lớn
tới mức không thể nào đo đếm nổi. Đó không chỉ là con số 20% lượng khách hàng bị
sụt giảm mà còn là uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, là tương lai của
2.000 người lao động tại doanh nghiệp cùng gia đình và người thân của họ. Dù những
cáo buộc có thể giết chết niềm tin của khách hàng vào một doanh nghiệp non trẻ
đang trên đà phát triển ấy, đến giờ này đã được làm rõ không có thì danh dự, tự
trọng, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đã bị tổn thương và tổn thất quá
nhiều.
Không chỉ Con
Cưng, trước đây đã có quá nhiều “án oan” tương tự. 2 năm trước, Vietfoods - từ
một thương hiệu xúc xích được cho là xếp thứ 4 về mức độ phổ cập với người tiêu
dùng, chỉ trong vòng một tháng, sau khi lực lượng quản lý thị trường TP.HCM ập
vào kiểm tra, giữ hàng và tuyên bố xúc xích Vietfoods có chất gây ung thư,
doanh nghiệp đã bị thiệt hại tới 100 tỉ đồng. Và đến giờ, thương hiệu Vietfoods
đã hoàn toàn biến mất trên thị trường, dù họ được Bộ Y tế minh oan là không sử
dụng chất gây ung thư như cáo buộc của quản lý thị trường.
Một lời xin lỗi,
kiểm điểm hay rút kinh nghiệm không thể đền bù những tổn thất đã gây ra cho
doanh nghiệp.Thực tế đã có quá nhiều thương hiệu bị tổn thương, thậm chí bị vùi
dập, đã có quá nhiều doanh nghiệp bị tổn thất, điêu đứng, sống dở chết dở chỉ
vì những hành vi sai trái của một bộ phận cán bộ công chức. Những phát ngôn vội
vàng, những lời nói có thể làm điêu đứng doanh nghiệp, có thể khiến hàng ngàn
con người bị ảnh hưởng. Tâm thế của người công chức khi kiểm tra doanh nghiệp,
có vẻ như không phải tâm thế của một người kiểm tra để tìm ra những sai sót,
góp phần giúp doanh nghiệp hoàn thiện quản trị, vận hành hệ thống kinh doanh
chuẩn mực hơn, mà thực tế lại khiến doanh nghiệp khiếp sợ, có thể đẩy doanh
nghiệp vào tình thế lao đao, khủng hoảng.
Sự việc đã đi qua
nhưng những dư âm và hậu quả vẫn còn đó, trách nhiệm của Bộ Công Thương là
không thể chối cãi khi mà từng lời trong phát ngôn của cán bộ QLTT đều ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn vong của doanh nghiệp. QLTT không chỉ tìm và xử phạt hàng
hóa gian lận thương mại mà còn phải bảo vệ những DN tử tế và những DN tư nhân
có tiềm năng phát triển. Ngay cả trong trường hợp DN có thiếu sót khi vận hành,
sai sót trong quản trị thì việc kiểm tra, xử phạt và thông tin ra công chúng
cũng phải trên tinh thần xây dựng, giúp DN nhìn ra những điểm chưa đúng để DN
hoàn thiện quản trị và phát triển chứ không phải đẩy DN vào thế điêu đứng, khốn
cùng như Con Cưng. Rõ ràng, tất cả những vụ việc như xúc xích Vietfoods, siêu
thị Con Cưng, cơm tấm Kiều Giang hay nước mắm truyền thống... đều cho thấy
doanh nghiệp có những sai sót nhưng rất nhỏ nhưng lại bị đẩy lên thành nghiêm
trọng. Tổn thất không chỉ là những doanh nghiệp ấy, mà lớn hơn rất nhiều, nặng
nề hơn rất nhiều, là niềm tin của người người tiêu dùng, niềm tin của cộng đồng
doanh nghiệp đang bị bào mòn. Đã có rất nhiều nỗ lực, kiến tạo để xây dựng môi
trường kinh doanh thuận lợi cho DN nhưng nếu còn những sự cố như vừa qua, còn
tình trạng bộ máy vận hành ở các địa phương và thái độ của cán bộ công chức vẫn
coi nhẹ sinh mệnh của doanh nghiệp, thì những nỗ lực ấy đều đổ xuống sông xuống
bể.
Quay lại vụ việc của
Con Cưng, nếu Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh không kịp thời chỉ đạo xử
lý vụ việc công tâm, khách quan, chuẩn mực, thì có lẽ giờ này chưa chắc Con
Cưng đã được minh oan. Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc cắt giảm thủ tục
hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh. Nhưng rõ ràng những nỗ lực ấy sẽ
ra sao nếu như bộ máy thừa hành không chuẩn mực, quy trình lỏng lẻo, thái độ đối
xử với doanh nghiệp vẫn chưa có sự trân trọng và thấu hiểu đúng mực !?!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét