Dự án cao tốc Bắc Nam |
Câu chuyện xây dựng
dự án cao tốc Bắc – Nam chẳng phải là chuyện mới. Ấy vậy nhưng kỳ lạ thay, nhiều
người vẫn không ngừng nghỉ lợi dụng vấn đề này để tung tin sai lệch. Trong suốt
một thời gian dài vừa qua, dự án đường cao tốc Bắc – Nam liên tục vấp phải sự
công kích của những trang truyền thông của các tổ chức chống đối với Việt Nam.
Trong khi tất cả mọi thứ mới chỉ dừng lại ở dự định thì nhiều người lại khẳng định
việc triển khai dự án sẽ là một “hiểm hoạ không lường”. Đặc biệt, các đối tượng
tự cho mình là “người thạo tin”, rêu rao dự án trên sẽ do nhà thầu Trung Quốc
thi công. Thâm độc hơn, các đối tượng còn tung tin việc triển khai dự án đường
cao tốc Bắc – Nam sẽ mở đầu cuộc xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam.
Thực tế hiện nay
Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thế lực thù địch, chống đối. Xét về
nhóm người này, đó là những con người có lợi ích gắn liền với chế độ cũ; đó là
những người có hành vi vi phạm pháp luật, bị đưa ra xử lý và nảy sinh tư tưởng
thù hằn với chính quyền; đó là những người có tư tưởng xét lại, quay ngược lại với
lợi ích quốc gia, dân tộc… Những chủ thể trên tìm mọi cách để tấn công, làm suy
yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam nhằm giành
giật lại những lợi ích cho bản thân. Trong bối cảnh hiện nay, một trong những
con đường chống phá chính quyền thường được các đối tượng sử dụng là thực hiện
chiến tranh tâm lý, tạo ra làn sóng hoang mang trong dư luận, từ đó làm lung
lay mối đại đoàn kết dân tộc.
Về dự án cao tốc Bắc
– Nam, đây được xác định là dự án giao thông có ý nghĩa đặc biệt của đất nước.
Dự án hoàn thành sẽ trở thành sợi dây liên kết giữa các vùng kinh tế, từ đó mở
ra nhiều cơ hội lớn nhằm thu hút đầu tư. Theo kế hoạch, tổng chiều dài tuyến
cao tốc Bắc – Nam khoảng hơn 2.100 km, chạy qua 32 tỉnh, thành phố, được chia
ra thi công trong 3 giai đoạn. Để triển khai thi công dự án, việc lựa chọn nhà
thầu giữ vị trí vô cùng quan trọng. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh:
“Phải đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp nhất, bảo đảm tiết kiệm,
hiệu quả, chất lượng, tiến độ”. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định: Dự
án đường bộ cao tốc Bắc – Nam không chỉ định thầu mà sẽ đấu thầu quốc tế.
Chủ trương, đường
hướng lựa chọn nhà đầu tư đã rõ. Tuy nhiên, các đối tượng cố tình tung tin dự
án này sẽ do nhà thầu Trung Quốc tiến hành thi công. Đi liền với đó, một mặt
các đối tượng sử dụng các dự án do nhà thầu Trung Quốc triển khai kém hiệu quả
như đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Boxit Tây Nguyên, nhiệt điện Vĩnh Tân để gây
bức xúc dư luận; mặt khác, các đối tượng rêu rao việc nhà thầu Trung Quốc thắng
thầu và thi công dự án sẽ trở thành cơ hội để Trung Quốc thăm dò và từ đó tiến
hành xâm lược Việt Nam. Cụ thể, các đối tượng lập luận: “…nếu để rơi vào tay
nhà thầu Trung Cộng, họ sẽ đưa hàng loạt công nhân vào Việt Nam thi công. Đến
khi đó từng gốc cây, ngon cỏ, hòn đá hay các căn cứ quân sự đều bị họ nắm rõ. Nếu
có chiến sự thì Trung Cộng sẽ chiếm Việt Nam trong bao nhiêu giờ, bao nhiêu
phút trên tuyến cao tốc Bắc Nam này?”
Chúng ta cũng phải
thừa nhận rằng nhiều dự án nhà thầu Trung Quốc thi công tại Việt Nam không mang
lại hiệu quả, chất lượng công trình yếu kém, gây lãng phí lớn. Chính điều này
đã tạo nên tâm lý không “ưa” nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam. Ngoài ra, với những
mâu thuẫn chưa thể giải quyết liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ,
việc người dân có cách nhìn nhận “không mấy thiện cảm” với nhà thầu Trung Quốc
cũng là điều dễ hiểu. Lợi dụng đặc điểm tâm lý trên, các đối tượng cố tình gán
ghép những mối quan hệ bất minh giữa Đảng ta và chính quyền Trung Quốc. Không
chỉ trong việc triển khai dự án cao tốc Bắc – Nam, trong rất nhiều mối quan hệ
khác với Trung Quốc, các đối tượng đều tuyên truyền những nội dung mang tính
xuyên tạc, vu khống nhằm gây chia rẽ nội bộ.
Quay lại với dự án
đường cao tốc Bắc – Nam, việc các đối tượng đẩy mạnh các hoạt động chống phá
gây ra những thiệt hại đơn, thiệt hại kép. Thứ nhất, nếu dự án không được triển
khai, đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng của chúng ta sẽ không được nâng cấp.
Khi giao thông không thuận lợi, cơ sở hạ tầng kém phát triển thì việc thu hút
các nhà đầu tư là điều vô cùng khó khăn. Kết quả cuối cùng là kinh tế – xã hội
của nhiều địa phương không được cải thiện, cuộc sống nhân dân chưa thể nâng
cao. Thứ hai, việc tung tin hoả mù, gây chiến tranh tâm lý của các đối tượng
khiến cho lòng dân hoang mang, thậm chí là nảy sinh bức xúc.
Việc triển khai Dự
án đường cao tốc Bắc – Nam là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là
chúng ta phải lựa chọn được nhà thầu có năng lực để dự án được triển khai đúng
kế hoạch, đảm bảo chất lượng. Nếu không, rất có thể chúng ta sẽ nâng vào cảnh tiền
mất tật mang, hệ luỵ trăm đường./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét