Những, lời lẽ cay nghiệt từ không ít
“anh hùng bàn phím” đã khiến cho căn bệnh vô cảm, trơ trẽn trở thành con quái
vật đáng sợ len lỏi trong đời sống cộng đồng.
Đại úy Chu Quang Sáng |
Câu chuyện, chiến sĩ CSGT đã hy sinh trong khi thi hành công vụ
đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Ngày 17/4/2019, Đại úy Chu Quang Sáng đang
làm nhiệm vụ trên quốc lộ 51, đoạn huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu, xe ôtô của
đối tượng Huỳnh Văn Chủng vi phạm luật GTĐB, khi CSGT phát tín hiệu ra lệnh
dừng xe nhưng y đã không dừng mà còn ép xe CSGT làm cho đại úy Chu Quang Sáng
hy sinh và 1 số chiến sỹ CSGT khác bị thương.
Một số hình ảnh vụ việc |
Đại úy Chu Quang Sáng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại
người vợ và đứa con thơ mới 3 tuổi. Người viết tiếc thương có nén tâm nhang Xin
chia buồn cùng gia đình và gởi lời thăm hỏi đến các chiến sỹ khác bị thương đang
được cấp cứu tại bệnh viện.
Vấn đề cần được đặt ra, tại sao? các Chiến Sỹ CSGT làm nhiệm vụ
bảo vệ sự bình yên của Nhân Dân, mà lại bị chính một thiểu số người dân dạng như
Huỳnh Văn Chủng lại giở thói côn đồ nhẫn tâm giết hại Anh?
Người dân xót xa, thương cảm cho cái chết oan nghiệt của anh
cảnh sát đã hy sinh vì nhiệm vụ, thì người ta cảm thấy phẫn nộ với hành vi tàn
độc mất nhân tính của những “anh hùng xa lộ” chúng như những kẻ côn đồ man rợ,
thật đáng tiếc vẫn còn đó với giọng điệu cải lương, thiếu kiên quyết với tội
phạm lại cho rằng, lẽ ra sự việc không đến nỗi nghiêm trọng nếu cả lái xe lẫn
chiến sĩ CSGT giữ được bình tĩnh, không để sự việc diễn biến theo chiều hướng
xấu như vậy, trong khi có những ý kiến khác lại băn khoăn Tại sao? anh Cảnh sát
GT cứ nhất định phải “cứng nhắc” đuổi theo xe vi phạm như vậy…?
Vậy những xe vi phạm, thậm chí buôn lậu ma túy bỏ chạy cứ để cho
chúng tự do… Có lẽ, sẽ không có gì phải bàn tới ở đây, nếu mọi người cùng nhau
tranh luận, bày tỏ quan điểm của mình một cách có văn hóa. Tuy nhiên, đã có
không ít những Coment lại tỏ ra hả hê khi thấy chiến sĩ công an nhân dân gặp
nạn, bằng những nhận xét hay bình luận với lời lẽ thóa mạ độc địa và cay
nghiệt?
Người ta tin rằng, những lời lẽ vô cảm xuất phát từ những người
vốn không hề quen biết thực sự là một thực trạng nguy hiểm, thậm chí lối suy
nghĩ và bình luận đó, nó cũng vô nhân tính như hành vi của lái xe đâm vào
CSGT hay những kẻ tham gia làm loạn bằng các cuộc biểu tình tấn công Cảnh sát
cơ động không tiếc tay bằng những chiếc gậy, những viên gạch hay hòn đá tảng.
Rõ ràng, những lời lẽ thóa mạ ấy thể hiện một sự suy đồi đạo đức trong văn hóa
ứng xử, của một bộ phận lớp người trong xã hội hiện nay.
Yêu hay ghét vốn là quyền tự do cá nhân của mỗi người, hiện
tượng tiêu cực hay góc khuất nào đó vẫn đang tồn tại trong lực lượng CSGT nói
riêng và ngành Công An nói chung là có thật, khiến một bộ phận người dân bức
xúc cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không vì thế mà việc đánh đồng những biểu
hiện tiêu cực của thiểu số cá nhân với cả một lực lượng thực thi pháp luật đang
ngày đêm đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội, và cuộc sống yên bình của người
dân là một sự ấu trĩ thậm chí đến cả ngu dốt. Vì thế, họ cảm thấy hả hê trước
tình cảnh người gặp nạn là Công An thì quả là không thể chấp nhận được và cần
coi đó là những hành vi “khốn cùng về nhân cách”.
Giá trị cốt lõi để gây dựng một xã hội nhân văn chính là lòng
trắc ẩn của từng cá nhân trong cộng đồng, là khi ta biết đau xót, biết cảm
thông khi thấy đồng loại gặp nạn. Có thể nói, lòng trắc ẩn là một trong những
thước đo cơ bản để đánh giá sự văn minh của cá nhân và cả cộng đồng này. Nhưng, tiếc thay, ngày nay vẫn còn đó những kẻ vô cảm, thậm chí cả vô nhân tính,
họ nhìn cuộc sống bằng bức tranh màu xám với con mắt hằn học và không “tiếc mồm”
buông ra những lời cay nghiệt và độc địa trên bàn phím.
Có người nói rất đúng rằng, bàn phím vốn chỉ là một vật “vô tri,
vô giác” nhưng, những người ngồi trước nó vẫn là một thực thể sống của xã hội,
vì thế, họ cần phải có lương tri để gõ vào các nốt phím những suy nghĩ và cả
những tư duy đứng đắn không thể thiếu của một con người, chứ không thể như
những kẻ mất nhân cách vô tri đến vô giác như cái bàn phím mà họ đang gõ. Thế
nên, dù cộng đồng mạng là “thực” hay “ảo” thì những lời lẽ cay nghiệt được
thông qua cái bàn phím vẫn là thật, đã gây ra những vết thương tồi tệ, nó làm
cho sự vô cảm trở thành căn bệnh dễ tổn thương và lây lan trong xã hội nếu,
không được loại trừ đó là điều đáng tiếc.
Nguyễn Kim Khanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét