Ảnh minh họa |
Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá, tuyên truyền xuyên tạc, tung tin sai trái, bịa đặt. Một trong những thủ đoạn nguy hiểm, thu hút sự chú ý của nhiều người là xuyên tạc công tác nhân sự, cán bộ của Đảng để chống phá.
Trên nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại,
trang mạng của tổ chức phản động, lưu vong và mạng xã hội, các đối tượng này
tăng cường tung ra các luận điệu xuyên tạc, giả mạo, thất thiệt chống phá Đại
hội XIII. Chúng ra sức thổi phồng, suy diễn, bóp méo, bịa đặt, quy kết thành
những hạn chế, yếu kém của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ. Chúng cho rằng
công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh
trừng nội bộ”, “thủ tiêu đối phương”... Chúng cố tình dựng chuyện, quy chụp
rằng, việc chuẩn bị đại hội như là hoạt động thay cho đại hội, là “xóa bỏ quyền
của các đại biểu dự đại hội”; việc thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo cán
bộ cốt cán cho Đại hội XIII là Ban Chấp hành Trung ương đã “tước đi quyền tự
do, dân chủ trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử của các đại biểu dự Đại hội
XIII”, “tổ chức đại hội đảng các cấp, Đại hội XIII chỉ mang tính hình thức, là
dịp để hội hè, tốn kém tiền của nhân dân”….
Xuyên tạc công tác cán bộ, nhân sự Đại hội
XIII của Đảng, những thủ đoạn của chúng là:
- Suy diễn công tác cán bộ theo kiểu “trong
nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” như: “Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao Đại hội
XIII”, “Ai sẽ vào “tứ trụ” Đại hội XIII”, “nhân sự Đại hội XIII: Gươm đã tuốt
khỏi vỏ”… Thật nực cười, Đại hội còn chưa diễn ra, song những “con buôn” chính
trị lại tỏ ra thông thái khoác lác như thật, khẳng định người này triệt hạ
người kia để giữ vị trí này vị trí khác, sắp xếp bộ máy lãnh đạo của Đảng từ
cao xuống thấp; từ đó suy diễn, đánh giá theo chiều hướng tiêu cực. Mánh lới
thường thấy của chúng là “giật tít-câu khách” đánh trúng vào sự tò mò của nhiều
người, từ đó đưa ra phân tích nhận định công tác cán bộ, nhân sự có sự “an
bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”, cuối cùng là rêu rao, xuyên tạc chế độ mất dân
chủ, độc đảng, chuyên quyền, toàn trị.
- Xuyên tạc đời tư, nói xấu, vu cáo cán bộ
lãnh đạo cấp cao của Đảng. Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội, các blog,
không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin vu cáo, xuyên tạc, rêu rao, bôi nhọ
các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Chúng thường phát tán các
thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật giả lẫn
lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội. Từ đó hòng tác động đến
nhận thức, tâm lý, tư tưởng, tình cảm của nhân dân, cán bộ, đảng viên.
- Tung ra những bài viết, nhận định xuyên tạc,
đánh đồng công tác phòng chống tham nhũng là “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành
quyền lực” trước Đại hội XIII. Chúng lợi dụng vào một số vụ việc cụ thể như:
Việc một số tướng lĩnh, sĩ quan bị Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết
luật, xử lý vừa qua; sự việc liên quan đến Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
Nguyễn Đức Chung hay thông tin khởi tố vụ án đối với ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hồng Trường – cựu Thứ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải…để xuyên tạc đó là sự “đấu đá quyền lực” “tranh giành lợi
ích”, “tiêu diệt phe nhóm”,“thanh trừng nội bộ”… Từ đó nhằm gây ra tình trạng
nghi ngờ, hoang mang, lầm tưởng an ninh chính trị mất ổn định, nội bộ mất đoàn
kết, làm suy giảm niềm tin đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ dưới sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước.
Đối với mỗi một đảng chính trị, đảng cầm quyền
ở bất kỳ quốc gia hay thể chế chính trị nào, để xây dựng, bầu ra bộ máy lãnh
đạo của đảng thì công tác tiến hành lựa chọn, bầu cử bộ máy lãnh đạo, người
đứng đầu dưới hình thức nào (từ dân chủ trực tiếp hay gián tiếp) là việc bình
thường. Một ví dụ của nền chính trị dân chủ tư sản, điển hình ở Mỹ thì đảng Dân
chủ hay đảng Cộng hòa, định kỳ vẫn tổ chức đại hội toàn quốc để đảng viên bầu
cơ quan lãnh đạo của đảng, chủ tịch đảng, đề cử đại biểu của đảng mình tham gia
bầu Tổng thống Hoa Kỳ…Hay cũng ở hầu hết các nước, những công chức trong hệ
thống chính trị dù ở cương vị nào, nếu tham ô, tham nhũng thì đều bị điều tra,
truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Lẽ nào, những điều thông thường,
phổ quát như vậy cũng là“đấu đá”, “tranh giành”, “thanh trừng”, “tiêu diệt” nội
bộ hay sao?
Nói về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng,
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Công tác chuẩn bị nhân
sự Đại hội XIII của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương mà là nhiệm vụ quan trọng
của cả hệ thống chính trị, của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và
các địa phương. Các cơ quan, tổ chức có liên quan, mà trước hết là Bộ Chính
trị, Ban Chấp hành Trung ương phải dày công chuẩn bị, phải xác định đây là
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt”, có liên
quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh
của đất nước. Từng cơ quan, địa phương, từng cán bộ trực tiếp tham gia vào công
tác chuẩn bị phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình, toàn tâm,
toàn ý lo cho công việc chung, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của
nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ
ra những ưu điểm, kết quả cũng như những khuyết điểm, hạn chế của các khoá
trước, nhất là của khoá XII gần đây, để có thêm cơ sở đề ra phương hướng, yêu
cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ của khoá XIII.
Công tác nhân sự, cán bộ của Đảng được thực
hiện trên một quy trình chặt chẽ, chuẩn bị công phu, cách làm cẩn trọng, dựa
trên nguyên tắc xây dựng Đảng vốn là sức mạnh, tiến bộ, phát huy được nguyện
vọng, ý chí tập thể là nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số.
Từ đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là cơ quan cao nhất của
Đảng sẽ dân chủ lựa chọn, sáng suốt bầu ra đội ngũ cán bộ là tinh hoa của Đảng,
thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và có uy tín cao để giải
quyết những công việc, xử lý kịp thời, đúng đắn, có hiệu quả những tình huống
phức tạp có quan hệ đến sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, sự
sống còn của chế độ.
Những luận điệu suy diễn, những thông tin giả
mạo, thất thiệt ở trên là những chiêu trò xuyên tạc, “diễn biến hoà bình” công
tác cán bộ của Đảng, đánh vào tâm lý tò mò của nhiều người, gây nhiễu loạn
thông tin, dao động về tư tưởng chính trị. Mục đích của chúng là cố tình tạo ra
sự mất đoàn kết nội bộ, hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo cấp cao. Làm suy
giảm niềm tin của nhân dân vào tầm quan trọng, ý nghĩa đặc biệt to lớn của Đại
hội XIII, vào sự lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của chế độ và Nhà nước pháp
quyền XHCN.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét