Tòa án facebook - Ảnh minh họa |
Ngày 08/5/2020, khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao quyết
định không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao. Giữ nguyên
các quyết định của hai bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Long An và Tòa phúc thẩm
TAND tối cao đối với Hồ Duy Hải. Khẳng định rằng bản án đối với Hồ Duy Hải là “đúng
người, đúng tội, đúng hình phạt”, ngay lập tức trên mạng xã hội tràn ngập những
dòng thông tin “Công Lý chỉ là diễn viên hài”, “Hồ Duy Hải bị oan”, “Hồ Duy Hải
bị ép cung, bức vào bước đường cùng”, “Tại sao không cho tử tù Hồ Duy Hải, người
làm chứng tham gia phiên giám đốc thẩm”, “Nếu Hồ Duy hải không bị oan thì tại
sao lại phải giám đốc thẩm??”... Rất nhiều người dùng mạng xã hội chỉ trích cơ
quan tư pháp, thậm chí là bôi nhọ luật pháp, các thẩm phán. Họ tự cho lý trí của
mình dựa trên các thông tin tìm được trên báo chí mà cho rằng “Hồ Duy Hải oan”.
Trên thực tế, báo chí đưa tin về Hồ Duy Hải bây giờ chia làm 2 luồng.
1 luồng là của các tờ báo lá cải phản động, đưa tin về Hồ Duy Hải mang mục đích
chính trị, tìm mọi cách để khiến vụ án hình sự đơn thuần có màu sắc chính trị để
thực hiện mưu đồ xấu xa phía sau, Hồ Duy Hải dù sống hay chết chúng đều đạt được
mục đích, nếu Hải sống thì có cơ hội chỉ trích chính quyền vô dụng, làm oan người
vô tội mười mấy năm, có cơ hội bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam, Hải chết, chúng sẽ
khóc thương như từng khóc cho Nguyễn Hải Dương, sẽ biến đó thành 1 oan án thấu
trời, kêu gào đòi công lý. Luồng còn lại là ở các tờ báo trong nước, nhưng
chính các tờ báo và các tác giả những bài báo đó lại đang vẽ ra hình ảnh một vụ
án oan: 1 anh thanh niên đáng thương mắc vào 1 vụ án oan, cán bộ cảnh sát thì cố
ý khép anh ta vào tội giết người, người nhà bị cáo phải đi kêu oan khắp nơi, cảm
động đến Chủ tịch nước nên mới có phiên tòa giám đốc thẩm hôm nay. Rõ ràng, dư
luận thiếu hiểu biết và sự định hướng không trung thực của báo chí đang biến vụ
án Hồ Duy Hải thành 1 con dao sắc cho những kẻ cơ hội sử dụng vào mục đích “không
trong sáng”.
Trước hết, cần phải hiểu, giám đốc thẩm nghĩa là gì? Nhiều người
đang nghĩ rằng Hải được xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm tức là Hải đang oan,
các bản án trước đó là sai. Nhưng thực tế không phải như vậy. “Giám đốc thẩm”
là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu
lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong
việc giải quyết vụ án. Thủ tục này là hình thức đảm bảo pháp chế XHCN trong tố
tụng dân sự. Có thể hiểu rằng, giám đốc thẩm không phải là “xử lại” vụ án mà chỉ
là thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật trước đó. Trong vụ án
này, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đang thực hiện Thủ tục giám đốc thẩm để
xét lại bản án sơ thẩm và phúc thẩm trước đó đã tuyên.
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thực hiện giám đốc thẩm vụ án Hồ
Duy Hải với 3 mục đích sau:
Thứ nhất, xác định xem kết luận trong bản án, quyết định của các cấp
tòa trước đó có phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại
đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hay không; (Đương sự ở đây bao gồm cả
Hồ Duy Hải và người nhà nạn nhân)
Thứ hai, xác định xem trong bản quá trình điều tra, tố tụng có vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền,
nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo
vệ theo đúng quy định của pháp luật hay không.
Thứ ba, xác định xem có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến
việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của người thứ ba hay không.
Trên cơ sở đó, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đi đến 1 trong 6
quyết định sau:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản
án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm
bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại
hoặc xét xử lại.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ
án.
- Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Trong vụ án Hồ Duy Hải, có thể liệt kê ra những dẫn chứng sau để
chứng minh rằng Hồ Duy Hải là hung thủ giết người, các bản án trước đó xét xử
không hề oan cho Hải. Có thể liệt kê như sau:
Thứ nhất: Việc Viện kiểm sát Nhân dân kháng nghị giám đốc thẩm vì
nhận thấy có nhiều vi phạm tố tụng, những vi phạm tố tụng đó có thể là căn cứ dẫn
đến việc Hồ Duy Hải bị xử oan. Tuy nhiên, nếu suy xét theo 1 trình tự logic,
căn cứ vào thời điểm, trình tự gây án, kết luận điều tra, lời khai của Hải thì
những “vi phạm tố tụng” trên gần như chỉ là sơ xuất về kỹ thuật tố tụng, về bản
chất vụ án và hành vi phạm tội không thay đổi. Một số người viện dẫn đến trường
hợp Hải bị ép cung, dùng nhục hình. Tuy nhiên, ghi nhận tại các biên bản điều
tra và cả các phiên tòa trước đó, Hải không hề nói mình bị dùng nhục hình, ép
cung, mớm cung, ngay cả tại biên bản này có chữ ký xác nhận của Hồ Duy Hải. Nên
có thể loại trừ khả năng trên.
Cần phải khẳng định rằng, dù thời điểm điều tra và xét xử vụ án xảy
ra các vi phạm tố tụng thì điều đó cũng không dẫn đến việc Hồ Duy Hải oan.
Trong vụ án này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị chỉ rõ
các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng như: bỏ sót
những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa ra một số lời
khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án, dẫn đến sai lầm trong
giải quyết vụ án. Nhưng những điều đó vốn dĩ là sai lầm trong thủ tục tố tụng,
nó không làm thay đổi bản chất vụ án, không làm thay đổi các hành vi khách quan
của tội phạm đã xảy ra trước đó và càng không làm thay đổi hung thủ là Hồ Duy Hải.
Trong biên bản khám nghiệm hiện trường, điều tra viên có sơ suất
khi chỉ xác định dao là hung khí chính trực tiếp gây nên cái chết của hai nạn
nhân mà không ghi nhận thớt và ghế inoxx cũng là hung khí gây án. Việc bỏ lọt
hai vật chứng này khiến cách thức gây án bị hiểu sai, trong các biên bản trước
đó ghi nhận việc Hải dùng tay đấm liên tiếp nạn nhân rồi cắt cổ, tuy nhiên khi
khám nghiệm các vết thương trên mặt nạn nhân thì kết luận dùng tay đấm không thể
hình thành các vết thương rách, hở như vậy, cơ chế hình thành vết thương phải
do 1 dụng cụ cứng, bề mặt rộng, trơn, nhẵn gây ra. Khi đối chiếu với lời khai
nhận tội của Hải, lúc này cơ quan điều tra mới xác định Hải dùng hung khí là thớt,
dao để sát hại nạn nhân H. và dùng ghế, dao để sát hại nạn nhân V. Sau đó, do
không kịp thời thu thập nên hung khí đã bị đốt đi, Cơ quan điều tra phải sử dụng
đồ vật tương tự để dựng lại chính xác hiện trường.
Các tờ báo đưa ra thông tin về hung khí giết người là “cái thớt”
và “chiếc ghế inox” không được thu thập và bị thay thế bằng vật mua ở chợ. Tuy
nhiên việc này đã hướng dư luận đến suy nghĩ “Cơ quan điều tra làm giả chứng cứ”,
trong khi trên thực tế là cơ quan điều tra đã theo mô tả của Hải trong biên bản
lấy lời khai, tìm chiếc thớt và ghế tương tự như lời khai của Hải để thực nghiệm
lại hiện trường, hoàn toàn không dùng nó làm chứng cứ buộc tội, phía cơ quan điều
tra thừa nhận việc bỏ lọt hung khí gây án vì cho rằng hung thủ chỉ sử dụng dao
để sát hại nạn nhân. Việc không có cái thớt và chiếc ghế trong quá trình điều
tra làm sai lệch đi về cách thức gây án nhưng không hề làm thay đổi hung thủ và
trình tự gây án. Kết luận điều tra, lời khai của người làm chứng, hiện trường vụ
án hoàn toàn khớp với lời khai của Hồ Duy Hải, việc “thiếu” 1 cái thớt không
làm thay đổi bản chất vụ án. Bởi lẽ trong nhiều vụ án, hung thủ cố ý phi tang hung
khi gây án, nhưng nếu lời khai của hung thủ khớp với cơ chế hình thành vết
thương khi giám định pháp y thì hoàn toàn có căn cứ xác định hung thủ dùng loại
hung khí nào để gây án, việc cần làm chỉ là để hung thủ nhận diện và mô tả hung
khí mà hắn đã sử dụng khớp với biên bản giám định. Nếu lập luận rằng “vì không
xác định rằng thớt và ghế cũng là hung khí để Hải gây án, cho nên việc bỏ lọt
chứng cứ như thế dẫn đến việc không xác định được Hải có phải là người trực tiếp
gây án hay không” sẽ dẫn đến việc bị “hớ” trong những vụ án tiếp theo, khi mà
hung thủ chỉ cần ném hung khi đi, cơ quan điều tra không thu thập được thì
không thể xác minh tội phạm?
Về việc “bỏ lọt lời khai của Hồ Duy Hải”, trên thực tế việc “bỏ lọt”
này xảy ra nhưng không hề có tác động đến việc xác định hung thủ. Bởi lẽ lời
khai này của Hồ Duy Hải được lấy trước khi có nghi vấn hắn là hung thủ. Theo
như biên bản ghi nhận của cơ quan điều tra, sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều
tra đã tra lịch sử các cuộc gọi đến bưu cục Cầu Voi trong ngày hôm đó, trong số
đó có cuộc gọi của Hồ Duy Hải. Sau đó, đã triệu tập tất cả các đối tượng trong
danh sách nêu trên bao gồm cả Hải đến để lấy lời khai. Lời khai này chỉ là bước
sàng lọc ban đầu, không được ghi nhận trong hồ sơ. Chỉ đến khi Hải khai rằng thời
điểm xảy ra vụ án Hải đang ở 1 đám tang, nhưng cơ quan điều tra xác minh được Hải
đã nói dối, thực chất Hải không có mặt trong đám tang đó nên mới dẫn đến nghi vấn
và việc khoanh vùng đối tượng sau này của cơ quan điều tra. Như vậy, việc “không
ghi nhận lời khai của Hồ Duy Hải” vào biên bản trong quá trình điều tra thực chất
chỉ là bước rà soát ban đầu khi chưa phát sinh nghi vấn, cho đến khi Hải bị bắt
thì tất cả các lời khai, việc thay đổi các lời khai đều được ghi nhận có chữ ký
xác minh của Hải. Do đó, nó không làm thay đổi hung thủ, không chứng minh rằng
việc “không ghi nhận lời khai vào hồ sơ” của cơ quan điều tra là vi phạm tố tụng.
Đối với các dấu vân tay, đây là chi tiết tương đối rắc rối khi các
dấu vân tay để lại hiện trường không thực sự hợp lý với thực tế. Bởi lẽ, trong
cả căn phòng rộng lớn nhưng cơ quan điều tra chỉ lấy dấu vân tay ở mặt trong của
kính trên cánh cửa sau và trên tay nắm vòi nước ở lavabo. Có 1 điều đáng nói là
các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm
chỉ 10 ngón vân tay thu được tại hiện trường vụ án, không phát hiện trùng với
điểm chỉ 10 ngón tay in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải (bút lục 53). Tuy nhiên, nó
lại trùng khớp với lời khai của Hồ Duy Hải khi Hải khai rằng sau khi gây án
xong đã vào nhà tắm rửa sạch sẽ tay chân, lau chùi các vết máu. Những việc này
vô hình chung đã xóa đi các dấu vân tay tại các vị trí đáng lẽ ra có thể thu thập
được.
Thứ hai, lời khai của Hải hoàn toàn trùng khớp với lời khai của
nhân chứng, phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm, thậm chí lời khai của Hải
chi tiết rành mạch đến mức nếu không ở hiện trường vụ án thì không thể biết được
sự việc xảy ra như thế nào.
Cụ thể:
Căn cứ vào lời khai của Hải, Hải khai nhận rằng khi đến bưu điện Cầu
Voi đã dựng xe máy bên ngoài. Điều này phù hợp với lời khai của nhân chứng Đinh
Vũ Thường khi anh Thường cũng nhìn thấy chiếc xe này khi đến bưu điện để gọi điện
về Cà Mau, như vậy lời khai của Hải về việc sử dụng xe máy để đến hiện trường
là phù hợp. Thời gian Hải đến và ở lại khớp với thời gian anh Thường bắt gặp
khi tới gọi điện về Cà Mau. Cụ thể: khoảng thời gian xác định Hải có mặt tại hiện
trường, theo lời khai của anh Thường, anh đến Bưu điện Cầu Voi gọi điện lúc khoảng
20h trở lại. Anh Thường thấy có 1 thanh niên ngồi trong bưu điện. Cuộc gọi của
anh Thường lúc 19h30, như vậy anh Thường phải có mặt trước đó làm thủ tục gọi
điện. Đối với việc Hải khai đi cầm đồ, theo biên bản kiểm tra lời khai, Hải có
mặt tại bưu điện lúc 19h30. Lời khai này phù hợp với lời khai của anh Bình (gửi
xe ở bưu điện) và anh Thường là người đến gọi điện. Cơ quan điều tra kết luận Hải
có mặt ở bưu điện lúc 19h30 là có căn cứ.
Nhân chứng Đinh Vũ Thường còn khai nhìn thấy thanh niên ngồi trong
bưu điện để tóc hai mái. Lời khai của anh Thường phù hợp với lời khai của một số
người làm chứng về đặc điểm nhận dạng mái tóc của Hải, trước khi gây án Hải để
tóc dài hai mái. Anh Thường cũng khai nhìn thấy thanh niên trong bưu điện mặc
áo ngắn tay. Hải cũng khai mặc áo ngắn tay, sau khi gây án đã mang áo đốt ở vườn.
Cơ quan điều tra thu giữ tro của chiếc áo này.
Cần phải biết, khi lấy lời khai của Hải và các nhân chứng, cơ quan
điều tra tiến hành 1 cách độc lập và khớp lại với nhau sau khi đã hoàn thành.
Nên hoàn toàn không có chuyện tạo dựng lời khai, lời khai của các nhân chứng
hoàn toàn trùng khớp so với những gì Hải đã khai nhận.
Bên cạnh đó, khi căn cứ vào lời khai của 1 nhân chứng khác đó là
chị Ngân - người bán hoa quả, chị Ngân xác định rằng khi nạn nhân đến mua rất
nhiều hoa quả tại quầy của chị, khi chị thắc mắc thì nạn nhân có nói rằng “có
người đưa tiền mua nên mua nhiều”, điều này phù hợp với lời khai của Hồ Duy Hải
về việc Hải đưa tiền cho nạn nhân để mua hoa quả.
Trong biên bản xác nhận lời khai của Hải, còn có một số chi tiết
như ban đầu Hải khai dùng dao sát hại chị Hồng, sau đó lại khai đập đầu bị hại
vào lavabo… Hải còn khai có việc khống chế chị Hồng để giao cấu. Điều này hoàn
toàn phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm. Trong khoa học tội phạm, các đối tượng
giết người thường tìm cách quanh co chối tối, khai thêm hoặc bớt các chi tiết
nhằm đánh lạc hướng điều tra, gây sai lệch kết quả điều tra. Điều này phù hợp với
lời khai của Hải khi Hải cho rằng hắn làm như vậy vì sợ mức án cao, không còn
cơ hội được gặp gia đình.
Song song với đó, các điều tra còn ghi nhận những tình tiết quan
trọng mà nếu Hải không phải người trực tiếp thực hiện tội phạm thì khó lòng mô
tả được như: Ban đầu có ý định quan hệ với chị Hồng, nhưng gặp chống cự của nạn
nhân nên Hải ra tay giết người, Hải chưa thực hiện hành vi quan hệ tình dục với
nạn nhân. Điều này hợp lý với các biên bản giám định pháp y trước đó, nếu Hải
không phải người thực hiện hành vi sẽ rất khó có thể biết được chị Hồng đã bị
quan hệ tình dục hay chưa.
Theo Hvpcpd
0 nhận xét:
Đăng nhận xét