“Rác mang chữ Trung
Quốc ‘ngập tràn’ bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng sau mưa lịch sử”. Đó là tiêu đề bài
báo của PV Hoàng Sơn, đăng trên báo điện tử Thanh Niên Online, ngày 12/12/2018.
Từ tiêu đề bài báo này có thể thấy rằng, trong thời đại công nghệ số hóa mạnh
mẽ như hiện nay thì ai ai cũng đều có thể làm báo.
Rác có chữ Trung Quốc không có nghĩa là do
người Trung Quốc xả ra, càng không có nghĩa là xứ này đã trở thành tô giới hay
thuộc địa của Trung Quốc. Một điều chắc chắn rằng tay Hoàng Sơn này chỉ chăm
chăm soi rác có chữ Trung Quốc. Bởi nếu mắt không có vấn đề về màu sắc hoặc não
không có vấn đề về nhận thức thì y sẽ thấy cả chữ Anh Quốc, Pháp Quốc, cả Thái
và tất nhiên chữ của Việt Nam là nhiều hơn cả. Trên mảnh đất hình chữ S này thì có bao nhiêu thứ không có dòng chữ "Made in China"? Ngoại trừ một số rất
ít các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thì phần còn lại "thậm chí" đều mang một phần hoặc
hoàn toàn nguồn gien Nam Hoàng Hà (Chắc gì 1000 năm đô hộ kia giữ được bộ gen). Tất nhiên, dòng tộc nhà tay PV Hoàng Sơn này
lại càng không phải ngoại lệ. Không tin ư? Đi phân tích ADN rồi so sánh với mẫu
ADN đặc trưng của người Trung Quốc phía nam sông Hoàng Hà xem? Ngay cả tộc phả
nhà hắn cũng viết bằng loại chữ vuông có nguồn gốc Trung Quốc. Không chỉ dừng
lại ở đó, vật dụng mà hắn thường sử dụng hàng ngày như máy tính xách tay, điện
thoại, máy ảnh, ... đều có thành phẩm sản xuất từ Trung Quốc. Vậy có lý do gì
để bỉ bôi những sản phẩm đến từ Trung Quốc? Ngày nay, hàng Trung Quốc ngập tràn
khắp thế giới, từ châu Âu đến châu Phi. Dùng nhiều thì rác nhiều là đương
nhiên, có gì phải bàn cãi. Cái đáng lên án chính là ý thức xả rác, thu gom rác,
à khoa học gọi là “quản lý rác”, của dân xứ này nên chả cần mưa thì rác cũng đã
ngập mặt rồi.
Vấn đề
thứ nhất ngôn ngữ
Trong tiêu đề có sử
dụng dấu “...” để nhấn mạnh vấn đề rác thải mang yếu tố Trung Quốc. Tiếng Việt
không sử dụng ký tự này. Ngữ pháp Tiếng Việt sử dụng dấu ngoặc kép “...” để
diễn tả sự nhấn mạnh, sự trích dẫn hay tường thuật. Ngay cả trong Tiếng Anh thì
dấu “...” chỉ hãn hữu được dùng để mô tả một trích dẫn được lồng trong một
trích dẫn khác. Một PV với nghề chính là viết báo mà không nắm được những quy
tắc ngữ pháp cơ bản như vậy thì liệu rằng nhận thức về sự vật, hiện tượng của y
có thể tin được hay không? Đây là vấn đề năng lực cá nhân hay lỗi của hệ thống
đào tạo? Có lẽ là cả 2. Đáng chú ý là vấn nạn thảm họa ngôn ngữ như này đã xuất
hiện ngay khi từ bỏ giảng dạy Tiếng Việt thực hành trong các trường đại học,
cao đẳng. Tiếng mẹ đẻ còn chưa thông thì ngoại ngữ có thể tiêu hóa được không?
Vấn đề
thứ hai về ngôn ngữ
Cũng trong tiêu đề
bài báo, tác giả có sử dụng “mưa lịch sử”. Mưa lịch sử là mưa như thế nào? Là
mưa trong quá khứ hay là đái vào lịch sử? (Xin lỗi các bạn hơi tục một chút).
Trong thời gian từ ngày 8-10/12 vừa qua, đã xảy ra mưa lớn gây ngập lụt trên
diện rộng ở các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa, được cho là đợt mưa lớn chưa
từng có trong lịch sử (ở khu vực này). Như vậy, cần phải viết lại là “trận mưa
lớn chưa từng có trong lịch sử”, để cho gọn thì viết là “trận mưa lớn nhất
trong lịch sử”.
Ngay tiêu đề bài báo đã không ra hồn thì mong
chờ được gì ở nội dung bài báo nữa? Nhà báo hay nhà nói láo? Chống Tàu ư? Với
trí tuệ mạt hạng như này thì chỉ có vong mạng chứ chống cái gì. Bài học của Nam
Tư bám Âu, Mỹ chống Liên Xô, Nga; Grudia và Ukraina bám Âu, Mỹ chống lại Nga
vẫn còn nguyên đó.
Sưu tầm: NGÔI SAO RỪNG
DỪA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét