VTV
VTV không
mua bản quyền Asiad 2018 (trong đó có bóng đá U23) bởi lý do được đưa ra là giá
cao nên không thể cân đối ngân sách thu chi. Với một đơn vị được quyền tự chủ
kinh doanh đối với các kênh giải trí, thể thao thì VTV có quyền không mua nếu
phân tích thấy việc mua bản quyền có thể thua lỗ.
Vì vậy, chắc chắn
rằng, kế hoạch ngân sách mà VTV lập và trình cho nhà nước để xin được cấp ngân
sách sẽ không có khoản mục nào xin cấp kinh phí mua bản quyền thể thao như WC,
Asiad, Tennis,... để phục vụ cần lao. Nhiều người cáo buộc, kêu gào, tâm thư,
hay những chửi mắng ầm ĩ trên mạng đối với VTV thì cũng không thể nào làm thay
đổi thực trạng rằng: các chương trình thể thao, giải trí trên các kênh của VTV
là các kênh kinh doanh theo cơ chế thị trường. Và kinh doanh thì phải tính đến
việc lãi lỗ, khả năng thu hồi vốn.
VOV
VOV là đơn vị chủ
quản đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Lâu nay VTC chẳng làm ăn gì ra hồn. Từ
ngày có K+ (đơn vị truyền hình trả tiền có cổ phần của VTV) thì VTC càng thất
thế. Lâu nay, VTC3, kênh thể thao của VTC, không có nhiều người xem vì chẳng có
một chương trình thể thao nào đặc sắc. Người xem truyền hình cũng gần như quên
lãng.
Cơ hội đến tay VOV
khi VTV bỏ qua Asiad và khi đơn vị nắm bản quyền Asiad 2018 đã nghĩ rằng mình
mất trắng vài triệu $ vì VTV không mua. Lúc này thì nhu cầu của 2 bên mới gặp
nhau. Một bên thì có thể mua được giá rẻ, một bên thì còn có cơ hội gỡ gạc vốn
khi Asiad 2018 đã đi qua một chặng dài và U23 đã đá xong 3 trận. Hai bên đạt
được thỏa thuận bản quyền. Giá quảng cáo nhanh chóng được đẩy lên 150
triệu/block 30s được xuất hiện trong các trận đấu có đội U23 Việt Nam.
Nên biết rằng VTC là
đơn vị kinh doanh truyền hình. Và cũng giống như các kênh kinh doanh của VTV,
anh này nhắm thấy có lợi mới làm, chứ không có vì mục đích phục vụ cần lao cái
huần hòe gì cả.
VIN GROUP
và VIETTEL
Vin Group
và Viettel thì là 2 ông tổ về kinh doanh và có các chuyên gia PR hàng đầu. Họ
áp dụng triệt để các chiến thuật truyền thông để sinh lợi cho thương hiệu và
doanh nghiệp. Họ tham gia vào 2 đợt mua bản quyền của VTV đối với WC 2018 và
VOV đối với ASIAD 2018 hết sức kịch tính. Những đồng tiền họ bỏ ra phải nói là
đáng giá đến từng đồng xu. Dù cho 2 đơn vị này không cần đưa ra điều kiện gì để
quảng cáo đối với các đơn vị truyền hình. Và đó lại là chiến thuật đỉnh cao
trong PR thương hiệu.
Tóm lại:
Không hề có cái gì là miễn phí. Và, tất cả những vụ bản quyền vừa qua đều vận
động theo quy luật kinh doanh theo cơ chế thị trường của các đơn vị truyền hình
(có sự can thiệp chút đỉnh của nhà nước)
Và, chúng ta, hãy tập
dần thói quen ăn bánh trả tiền đi. Muốn xem thể thao thì phải trả tiền bản quyền.
Còn nếu các đơn vị kinh doanh truyền hình không thể mua được bản quyền vì chúng
ta chưa sẵn sàng xem truyền hình có trả phí thì hãy chấp nhận điều đó, thay vì
chửi bới ầm lên.
Tony
Ngo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét