Lang thang trên
mạng, tôi vô tình bắt gặp bài viết “Thanh Hóa: kẻ thù của cụ Hồ” của tác giả Bá
Tân, trong đó ông nói rằng tỉnh Thanh Hóa đang đi ngược lại với lời dạy và tấm
gương của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong khi hàng năm vẫn phải xin trung ương cứu
trợ lương thực thì lại bỏ hơn trăm tỉ đồng để tổ chức lễ kỉ niệm danh xưng 990
năm danh xưng và kết luận Thanh Hóa là kẻ thủ của Bác. Quả thực khi đọc qua bài
báo của ông thì không ai là không bất bình, tuy nhiên sự thực có phải như vậy?
Là một người con của Thanh Hóa tôi xin có đôi lời gửi đến bác Bá Tân – một người
có tài nhưng mang “tư tưởng chính trị đối lập”, với tất cả sự tôn trọng, tôi
xin phép được tạm gọi như vậy thay vì “lưu manh chính trị” như những kẻ khác.
Đầu tiên, Bá Tân
nói về nạn đói năm 1945 và Hũ gạo của Bác Hồ để dẫn chứng về tấm gương tiết kiệm
và yêu thương đồng bào của Bác, việc này không có gì để bàn cãi. Tuy nhiên tiếp
theo đó bác lại “đánh lái” sang rằng Việt Nam là nước nghèo nhưng quan chức thì
cực giàu còn nhân dân giữ “truyền thống” nghèo rớt mồng tơi?? Tôi không hiểu
bác dựa vào đâu để viết như vậy, một nhận định cực kì cảm tính và không có căn
cứ. Bác có biết top 100 người giàu nhất Việt Nam hiện tại có bao nhiêu người là
quan chức không ạ? Xin thưa không ai cả, những người đó là “nhân dân” là nhân
dân thưa bác. Một đất nước mà nhân dân “nghèo rớt mồng tơi” có thể có những con
số ấn tượng về kinh tế như đạt gần 36 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, vốn giải
ngân gần 17 tỉ USD (cao nhất trong 10 năm qua), thành lập mới hơn 126.000 doanh
nghiệp, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD, lạm phát chỉ 3,53%… trong năm
2017 vừa qua được không thưa bác? và bác có thấy đời sống xã hội đang thay da đổi
thịt từng ngày, giới trẻ với nhiều mô hình khởi nghiệp sáng tạo và thành công,
Việt Nam đã có những tỉ phú dollar, những tập đoàn kinh tế vươn tầm châu lục… – những điều trước đây chưa từng có, bác có
thấy?
Thứ
hai, Thanh Hóa không phải tỉnh đông dân nhất cả nước và tỉnh Thanh Hóa cũng
không “kiên định” tỉnh nghèo như trong bài viết, bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh
Thanh thay đổi ra sao trong những năm qua Google không hề tính phí. Việc xin trợ
cấp lương thực và việc dự kiến tổ chức chuỗi sự kiện để kỉ niệm 990 năm danh
xưng Thanh Hóa là hai việc hoàn toàn khác nhau, bản chất khác nhau và không thể
đem ra so sánh trên cùng một hệ quy chiếu, bất cứ địa phương nào cũng tách rõ 2
việc này ra và có chủ trương cụ thể cho từng việc. Tỉ dụ như việc tổ chức tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long năm 2010 của
đất nước, sao không để tiền đó lo cho dân. Hay việc tổ chức các lễ hội truyền
thống, sao không dẹp hết các cái đó đi để dành tiền cho nhân dân?? tại sao
chính quyền lại vẫn làm, xin thưa vì đó là để phục vụ đời sống tinh thần của
nhân dân, thuận theo ý kiến của quần chúng. Bác có hình dung một ngày mà trên
khắp đất nước Việt Nam này không còn có các hoạt động chào mừng, không có đèn
hoa, không băng rôn khẩu hiệu, không văn nghệ quần chúng…thì nó sẽ như thế nào?
không phải cái gì cũng có thể quy ra thóc được thưa bác Bá Tân, nhiều khi nhu cầu
tinh thần còn lớn hơn cả vật chất.
Thứ ba,việc Thanh
Hóa tổ chức kỉ niệm là một hoạt động nhằm thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn,
giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, quảng bá du lịch và thu hút đầu tư cho tỉnh.
Trong đó là một chuỗi các sự kiện xuyên suốt như Lễ kỉ niệm 600 năm khởi nghĩa
Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ lên ngôi, tưởng niệm 585 năm ngày mất anh hùng
Nguyễn Thị Lợi, Lễ hội Lam Kinh, hành trình kết nối di sản Thanh Hóa – Quảng
Nam, Xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử tên gọi, cuộc
thi marathon quốc tế… bác có nhìn thấy những lợi ích to lớn của các hoạt động
kia không ạ? Ngoài lợi ích về tinh thần còn có những lợi ích về kinh tế chưa thể
đong đếm được (xúc tiến đầu tư là một ví dụ).
Ngày 12/3/2018,
ông Trịnh Văn Chiến – bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa đã ký ban hành Quyết định số
2282/QĐ/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc thành lập Ban tổ chức các hoạt động kỉ
niệm danh xưng Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Đình Xứng – Chủ tịch UBND tỉnh làm
trưởng đoàn. Trong đó, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ Tham mưu cho Tỉnh ủy, ban chỉ đạo
tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức các hoạt động kỉ niệm ngoài ra
Ban còn xây dựng kế hoạch, kịch bản, nội dung chương trình…Việc này cho thấy
chính quyền Thanh Hóa có sự đầu tư nghiêm túc và kĩ lưỡng, chưa kể con số 104 tỉ
kia mới là khái toán, chính quyền tỉnh Thanh Hóa chưa có một quyết định chính
thức nào về việc này. Theo lời đồng chí Phạm Đăng Quyền – Phó chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa “Tinh thần của lễ kỉ niệm phải thiết thực, ý nghĩa và tiết kiệm. Kinh
phí chủ yếu là xã hội hóa chứ không phải lấy tiền ngân sách nhiều như vậy đâu,
nếu khái toán đó mà trình sang ủy ban cũng không đồng ý. Sau khi trình còn phải
thẩm định kĩ rồi thông qua hội đồng nữa chứ không phải thích tiêu bao nhiêu thì
tiêu”.
Ông Thái Bá Tân. |
Cuối cùng, những
thứ bác nói như việc Thanh Hóa treo các băng rôn khẩu hiệu “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chỉ là chạy theo phong trào, đánh lừa
dư luận, lợi ích nhóm…tôi xin phép được cười khẩy, bác đứng ngoài mà phán như
người trong cuộc, nhận định vô căn cứ và cảm tính, bác có bằng chứng gì thuyết
phục hơn không hay chỉ biết múa bút. Tiếp theo bác nói đến việc Thanh Hóa tổ chức
kỉ niệm trong khi đang có những “sự kiện” khó phai mờ như chân dài Quỳnh Anh, đại
biểu Quốc hội Đinh La Thăng chuyển đến đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa… đây thể
hiện sự tự ti, nhỏ nhen và thiếu hiểu biết của mình. Lấy những cái sai nhỏ (đã
được xử lí) để đánh giá toàn bộ cục diện, bộ mặt của tỉnh Thanh Hóa, một sự khiếm
khuyết trong nhân cách của người viết. Và rồi, cuối bài viết bác so sánh Thanh
Hóa và nước Mĩ, đến đoạn này tôi cũng bó tay, không biết phải nói sao với một
người là “nhà giáo” như bác, có lẽ là “cạn lời”, cười nhạt vậy. Câu cuối cùng
trong 5 điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tôn, thật thà, dũng cảm” mà
ai cũng học qua thuở còn thơ bé chắc bác còn nhớ, khiêm tốn và dũng cảm tôi không biết nhưng cái
“thật thà” thì bác không có, vậy bác cũng là kẻ thù của cụ rồi.
Trên đây là đôi
dòng suy nghĩ gửi đến bác Bá Tân, xin bác hãy sống đúng với lương tâm của một
“nhà giáo”, hãy thôi thể hiện cái “tư tưởng chính trị đối lập” của mình theo hướng
xấu xi và vô căn cứ như vậy.
ST: Đoan Khánh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét