Liên quan đến công tác nhân sự, Hội nghị Trung
ương 6 sẽ quyết định hình thức kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh.
Sáng 4/10, Hội nghị
Trung ương 6 khóa XII đã khai mạc và dự kiến kéo dài tới hết ngày 10/10.
Hội nghị sẽ sẽ thảo
luận, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Đề án "Tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Chuẩn bị cho đề án này,
Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức nhiều hội thảo ở nhiều vùng, miền, tới những
tổ chức mà bản thân vị trí của nó chưa thực sự rõ về chức năng, nhiệm vụ, chưa
phát huy hiệu quả trong tham mưu, lãnh đạo. Nhiều vấn đề được đặt ra, chẳng hạn
như sự cần thiết của ba ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Bắc, Tây Nam, Tây Nguyên. Các BCĐ
này có tổ chức tương đương cấp bộ, ra đời trong hoàn cảnh nhất định, đến nay
nếu thấy không còn cần thiết thì có thể tính toán sắp xếp lại hợp lý hơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc. Nguồn Internet |
|
Quá trình thảo luận cũng
bàn về sự cần thiết của BCĐ Cải cách tư pháp cũng như văn phòng thường trực của
nó. Cấu trúc này gắn nhiều với việc triển khai Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp.
Nhiệm kỳ vừa qua, BCĐ đã
có những đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, ban hành các luật liên quan
đến các cơ quan tố tụng. Nay thể chế đã được hoàn thiện một bước, cơ quan
thường trực của BCĐ có thể được tính toán nhập vào một đầu mối phù hợp hơn,
chẳng hạn như Ban Nội chính Trung ương.
Vai trò, nhiệm vụ, chức
năng, cơ cấu tổ chức của Đảng ủy khối cơ quan Trung ương và Đảng ủy khối doanh
nghiệp Trung ương cũng được nghiên cứu, mổ xẻ, hoàn thiện trong sự đồng bộ với
mô hình tổ chức đảng ở Chính phủ và các bộ, cơ quan Chính phủ.
Trung ương cũng sẽ thảo
luận đề án về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống
các đơn vị sự nghiệp công lập. Với gần 60.000 tổ chức, khu vực đang nắm giữ
nguồn nhân lực lớn, có tri thức khoa học, công nghệ, chi tiêu nhiều ngân sách
nhưng chưa phát huy hiệu quả.
Đề án do Ban cán sự đảng
Chính phủ được chuẩn bị kỹ lưỡng theo hướng đẩy mạnh tự chủ tài chính, giảm
biên chế, tự trang trải, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công; tăng
cường, tạo cơ chế thuận lợi nhất cho xã hội hóa.
Một đề án có liên quan
khác là về thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh
nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nội dung này gắn liền với
việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế, tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn và chức
năng quản lý nhà nước.
Công tác bảo vệ, chăm
sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; công tác dân số và tình hình kinh tế - xã hội
cũng là chủ đề quan trọng tại Hội nghị Trung ương 6.
Theo báo Tuổi trẻ, Pháp
luật TP.HCM, ngoài các đề án chứa đựng chính sách lớn nêu trên, Hội nghị Trung
ương 6 còn có một số nội dung khác liên quan đến công tác nhân sự. Chẳng hạn,
việc quyết định hình thức kỷ luật với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ủy viên
Trung ương Đảng - Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.
Trước đó, ngày 29/9 Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem
xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Anh.
Báo Tuổi trẻ cũng cho
biết, việc ông Đinh La Thăng bị kỷ luật cảnh cáo, cho thôi chức Ủy viên Bộ
Chính trị tại hội nghị Trung ương 5 hồi tháng 5/2017 khiến số ủy viên Bộ Chính
trị giảm từ 19 xuống còn 18 người.
Hồi đầu tháng 8/2017,
ông Trần Quốc Vượng (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra Trung ương) được Bộ Chính trị phân công tham gia Thường trực Ban
bí thư trong thời gian ông Đinh Thế Huynh (ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực
Ban bí thư) điều trị bệnh.
Thực tế đặt ra nhu cầu
bổ sung nhân sự cho cơ quan lãnh đạo của Đảng do ban chấp hành trung ương bầu,
báo này nêu rõ.
Minh Thái/ báo đất Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét