Để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, từ nhiều năm nay, các chủ trương, chính sách của Việt Nam luôn bị các thế lực thù địch công kích, xuyên tạc, từ đúng thành sai, từ tốt thành xấu. Liên quan đến chương trình xuất khẩu lao động của Việt Nam, thời gian qua, các đối tượng chống phá ra sức công kích. Những kẻ này rêu rao rằng, “Xuất khẩu lao động là buôn bán nô lệ kiểu mới”, “Việt Nam từ xuất khẩu lao động đến nạn buôn người”, “nhà nước cộng sản coi người dân như một thứ hàng hóa để xuất khẩu”, “khi người lao động gặp khó khăn, bất lợi, thậm chí bị xâm hại đều không được cơ quan nào giúp đỡ”, “xuất khẩu lao động là nỗi nhục của dân tộc”…Với những luận điệu trên, các đối tượng chống phá tỏ vẻ “thương xót” đối với người lao động. Từ đó đưa ra hàng loạt yêu sách như đòi thành lập “công đoàn độc lập”, đòi lập ra các tổ chức “bảo vệ người lao động ở nước ngoài không phụ thuộc vào Chính phủ”, đòi “thay đổi thể chế”…
Việt Nam là một quốc gia
đang phát triển, có nguồn lao động hết sức dồi dào. Có những thời điểm số lượng
người trong độ tuổi lao động nhiều hơn so với nhu cầu nhân lực phục vụ cho sản
xuất, kinh doanh trong nước. Vì vậy, dẫn đến hệ quả một bộ phận lao động không
có được việc làm. Xuất khẩu lao động đã trở thành một giải pháp để vừa góp phần
giải quyết việc làm, vừa nâng cao thu nhập cho người lao động. Nhìn vào thực tế
hiện nay có thể thấy việc xuất khẩu lao động đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế
– xã hội hết sức thiết thực. Bộ mặt của nhiều vùng nông thôn đã có sự “thay da
đổi thịt” nhờ vào việc đi lao động tại nước ngoài. Nhờ xuất khẩu lao động,
nhiều gia đình hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn, của để.
Chính vì vậy, xuất khẩu
lao động không phải là việc “buôn bán nô lệ kiểu mới” như những gì các đối
tượng xấu tung ra. Cùng với đó, lập luận cho rằng “nhà nước coi người dân như
một thứ hàng hoá để mang đi xuất khẩu” là hoàn toàn vô căn cứ, sai sự thật, thể
hiện rõ mưu mô thâm độc của những kẻ núp bóng “dân chủ”. Xét về mặt bản chất,
dù tham gia lao động ở trong nước hay ở nước ngoài thì người lao động cũng phải
bán sức lao động của mình để nhận lại thu nhập. Đây là việc dịch chuyển, phân
phối lại sức lao động giữa những nơi có nhiều sức lao động nhưng không có việc
làm và những nơi có việc làm nhưng thiếu sức lao động. Từ đây, một mối quan hệ
“win-win” được thiết lập, mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Điều này hoàn
toàn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hoá. Và cũng phải nói rõ, không phải chỉ
người Việt Nam mới ra nước ngoài lao động. Theo số liệu tính đến tháng 3/2020,
hiện nay có hơn 68.500 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
Ngoài ra, việc bảo hộ lao
động Việt Nam tại nước ngoài luôn được quan tâm. Xin nhắc lại sự kiện “giải
cứu” lao động khỏi bất ổn tại Libya năm 2011, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân (thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã
nhấn mạnh: “Trong cuộc giải cứu này không có chuyện mặc cả tiền bạc, điều kiện
với các nước trong khu vực mà mục đích là nhanh chóng đưa người lao động về
nước an toàn”. Kết quả hơn 10.000 lao động đã được đón về nước an toàn.
Người xưa có câu: “Phàm
tâm như thế nào thì nhìn vật ra thế ấy!”. Xuất khẩu lao động là một chương
trình kinh tế – xã hội lớn nhằm giải quyết vấn đề việc làm và tạo thu nhập cho
người dân. Tuy nhiên, dưới cái nhìn của những kẻ xấu chuyên rắp tâm phá hoại
đất nước thì lại đó lại là việc “buôn dân bán nước”. Tuy nhiên, với đường lối,
chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp lợi ích dân tộc của Đảng, Nhà nước,
tin tưởng người dân Việt Nam sẽ luôn tỉnh táo, vạch rõ bộ mặt giả nhân giả
nghĩa của chúng.
Copy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét