Theo thông tin từ
TAND cấp cao tại Hà Nội, dự kiến ngày 8/3 tới đây TAND cấp cao sẽ mở phiên tòa
xét xử phúc thẩm vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng
Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) khiến 03 chiến sĩ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Trước đó, vào tháng 9/2020, tòa sơ thẩm đã tiến hành tuyên án với 29 bị cáo
trong vụ án.
Trong đó, tuyên phạt
về cùng tội “Giết người” đối với 5 bị cáo (Lê Đình Công, Lê Đình Chức cùng mức
án tử hình; Lê Đình Doanh bị phạt tù chung thân; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù; Nguyễn
Quốc Tiến 13 năm tù); tuyên phạt về tội chống người thi hành công vụ đối với bị
cáo Bùi Thị Nối 6 năm tù. Đây sẽ là 06 bị cáo sẽ hầu tòa trong phiên xét xử
phúc thẩm sắp tới, cụ thể: 05 bị cáo có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm:
Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến.
Riêng bị cáo Bùi Thị Nối kháng cáo vì không đồng ý với phán quyết của bản án sơ
thẩm nên đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại.
Đến nay, vụ việc
đã quá rõ ràng, đây là vụ án hình sự nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị
cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, bất chấp pháp luật, coi thường kỷ cương
phép nước, ngang nhiên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước và chính
quyền địa phương, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, đặc biệt là những
người đang thi hành công vụ. Quá trình điều tra, xét xử được thực hiện hợp
pháp, đúng quy định của pháp luật. Đó là bản án thích đáng cho tội lỗi man rợ
do Lê Đình Kình và đồng bọn gây ra. Bản thân các bị cáo đứng trước tòa cũng đã
thừa nhận sai phạm của bản thân, cúi đầu nhận tội, vô cùng ăn năn, hối hận, gửi
lời xin lỗi gia đình 3 cán bộ, chiến sĩ công an bị sát hại.
Qua phiên tòa xét
xử sơ thẩm, chúng ta có thể thấy được tính nghiêm minh của pháp luật. Nhóm 05 bị
cáo: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Doanh, Lê Đình Chức và Nguyễn Quốc Tiến
chính là những kẻ cầm đầu, vừa tổ chức chuẩn bị công cụ, phương tiện, phân công
vị trí, nhiệm vụ cho các bị cáo khác, vừa trực tiếp thực hiện hành vi tấn công
lực lượng chức năng. Trong đó: Lê Đình Công là người chủ mưu, cầm đầu, kêu gọi,
lôi kéo, trực tiếp là một trong những người gây ra cái chết cho 3 chiến sỹ Công
an; Lê Đình Chức mang các loại hung khí chống đối lực lượng chức năng, ném bom
xăng, dùng tuýp sắt đâm ngã xuống hố, trực tiếp đổ nhiều lần xăng thiêu sống 3
chiến sỹ Công an. Hành vi của bị cáo Chức là nguyên nhân khiến 3 chiến sỹ Công
an hy sinh, thể hiện tính côn đồ, tàn ác. Chính vì vậy, đối với Công và Chức cần
phải loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội. Đối với 3 bị cáo (Hiểu, Tiến,
Doanh) cũng nhận hình phạt thích đáng, đúng người, đúng tội.
Bên cạnh tính
nghiêm minh, Phiên tòa xét xử sơ thẩm cũng thể hiện tính nhân đạo và khoan hồng
của pháp luật Việt Nam. Ban đầu, Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị truy tố 25 bị cáo
về tội “Giết người”, 04 bị cáo về tội “Chống người thi hành công vụ”. Căn cứ
quá trình điều tra, xét xử và thái độ thành khẩn của các bị cáo, sau đó 19 bị cáo
được Viện kiểm sát đề nghị chuyển tội danh từ “Giết người” sang “Chống người
thi hành công vụ” và tuyên mức án thấp hơn so với mức án Viện kiểm sát đề xuất.
Tại Đồng Tâm hiện
nay mọi thứ đã ổn định, cuộc sống bình yên trở lại chẳng lâu sau đó. Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân Đồng Tâm đoàn kết, thống nhất tiếp tục xây dựng quê
hương phát triển. Bản án dành cho Lê Đình Kình và đồng bọn cũng nhận được sự đồng
tình, ủng hộ của bà con nơi đây, chẳng có ý kiến nào khác.
Vốn bản chất “ngựa
quen đường cũ”, trước ngày phiên tòa phúc thẩm diễn ra tới đây, những kẻ núp
bóng danh nghĩa “dân chủ”, “nhân quyền” vẫn không từ bỏ thủ đoạn tẩy trắng thay
đen, bồi bút cố tình xuyên tạc bản chất vụ án tại Đồng Tâm cũng như phiên tòa
sơ thẩm đã diễn ra trước đó. Thế nhưng, pháp luật đã được thực thi nghiêm minh,
đồng thời có cả tính nhân văn sâu sắc. Trắng đen thật ra đã quá rõ ràng, chính
những kẻ cố “bám víu” vụ việc để bao biện cho hành vi phạm tội cũng là một tội
ác!
@GNNĐL
0 nhận xét:
Đăng nhận xét