Quốc hội thảo luận về Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, có một số ý kiến phát biểu xây dựng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ như sau:
PHẦN 2:
11. TỔ 11
11.1. Ý kiến phát biểu đồng ý tách Luật Đại
biểu Trần Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu
tỉnh Bến Tre:
Bản thân
đồng tình tách 02 dự án Luật này, vì cần có dự án Luật mang tính chất chuyên
sâu hơn, để chặt chẽ hơn trong quá trình vận hành phát triển của xã hội, tuy
nhiên thì cần tính thống nhất, tính đầy đủ, tránh sự chồng chéo đúng tinh thần
tách Luật chuyên sâu.
Qua tiếp
xúc cử chi của tỉnh rất quan tâm công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái
xe, được nêu tại đây qua báo cáo xảy ra tình trạng tai nạn giao thông nhiều,
nhận thức người tham gia giao thông, việc phát hiện xử lý vi phạm chưa nghiêm,
người lái xe kỹ năng chưa cao, dẫn đến trong thời gian qua tai nạn giao thông
còn xảy ra nhiều, tuy nhiên việc quản lý giấy phép lái xe hiện nay đang là
ngành giao thông vận tải quản lý và trong dự án Luật chuyển sang ngành Công an,
ngành công an đã gửi các tài liệu cho chúng tôi, tuy nhiên việc này tôi còn băn
khoăn việc chuyển sang Bộ Công an gây
xáo trộn Bộ máy đã ổn định hiện nay, lãng phí cơ sở vật chất trang thiết bị, cơ
chế chính sách cán bộ công chức, viên chức đang làm bộ phận sát bên ngành giao
thông vận tải, nên cần tổng kết đánh giá đầy đủ kinh tế xã hội, nếu ngành công
an quản lý đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe thì cơ quan nào kiểm tra giám
sát, cần làm rõ về cơ chế kiểm tra, giám sát đảm bảo tính khách quan, phòng
ngừa những hành vi tiêu cực, cần có báo cáo đánh giá tập hợp cho việc này, giữ
lại chức năng đào tạo sát hạch cho ngành giao thông, ý kiến cử tri mong muốn
điều đó.
Đóng góp
cho Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ tại Điều 9: Đề nghị cơ
quan soạn thảo nhập khoản 8, khoản 9 tại Điều 9 vào làm một khoản, nhập khoản
13, khoản 14 thành một khoản, tại điểm c Khoản 1 Điều 41 bỏ cụm từ “đối với
người điều khiển xe máy”, tại Khoản 3 Điều 16 bổ sung quy định không được chở
quá số người quy định trừ trường hợp khoản 1 Điều này. Tại điểm b khoản 1 Điều
47 sửa lại sau khi bị trừ hết điểm thì giấy phép lái xe hết giá trị sử dụng và
phải thi sát hạch lại, tức là không đợi đến 6 tháng kể từ ngày trừ hết điểm.
13. TỔ 13
13.1. Đại
biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Cảnh:
- Ý thức tham giao giao thông là vấn hết sức quan
trọng cần nghiên cứu để xây dựng Luật phù hợp với thực tế hiện nay và có giải
pháp phù hợp.
- Ùn tắc, tai nạn giao thông xảy ra nhiều tại các
nút giao nhưng chưa có quy định về nơi giao nhau tổ chức nút giao và các loại
nút giao.
- Tín hiệu đèn
quy định quá đơn thuần phải có 03 mầu trong khi Công ước viên quy định 09 mầu;
Bổ sung điểm dừng lại ở nhưng nơi không bố trí đèn tín hiệu;
- Trên đường cao tốc không nhằm mục đích hai bên
đường thiết kế đảm bảo chạy nhanh nhất từ điểm A đến điểm B, làn đường khẩn cấp
phải hạn chế tốc độ, đường dẫn phải có tốc độ thấp.
- Có chính sách về khắc phục xử lý hư hỏng kết
cấu hạ tầng trên đường; xử lý hư hỏng nhỏ không để lớn mới sửa chữa.
- Chính sách hạn chế phương tiện giao thông cá
nhân ở các thành phố phải phù hợp với việc phát triển giao thông công cộng.
- Quy định người điều khiển phương tiện khi gặp
tai nạn giao thông phải chở người bị nạn đi cấp cứu nhưng phải có cơ chế để bảo
vệ không để bị làm phiền, xúc phạm,… và phải có văn bản quy định vể bảo vệ
quyền lợi con người khi thực hiện cấp cứu người bị nạn.
- Phần giải thích về ùn tắc giao thông nghiên cứu
theo 02 nội dung là “ùn” và “tắc” giao thông.
15. TỔ 15
15.3. Đại
biểu Nguyễn Trường Giang, Đắc Nông;
- Cần
làm rõ các khái niệm sau đây ở hai Luật: Phương tiện giao thông đường bộ ở Luật
GTĐB sửa đổi và Phương tiện tham gia giao thông đường bộ ở Luật bảo đảm TTATGT
đường bộ; khái niệm xe ô tô chở hàng;
- Không
nên quy định Thanh tra giao thông đường bộ ở Luật GTĐB sửa đổi (vì sẽ trùng với
Luật Thanh tra và Nghị định số 57 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải).
- Về
chính sách quản lý sát hạch, cấp GPLX: Cân nhắc xem có nên đưa vào Luật bảo đảm
TTATGT đường bộ, quy định Bộ Công an hay Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm
vụ này; hay để Nghị định của Chính phủ quy định phân công cụ thể nhiệm vụ này.
- Về
trừ điểm GPLX: Bản chất đây là biện pháp xử lý vi phạm hành chính thay cho
tước, thu hồi GPLX; cân nhắc kỹ về quy định này, nếu không cẩn thận quy định
này sẽ vô hiệu hóa Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Về
tuần tra, kiểm soát: Cơ quan soạn thảo đã Luật hóa một số nội dung của Thông tư
số 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức và
quy trình tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ (trước đây là Thông tư 01, cần tổng kết,
đánh giá kỹ Thông tư 01). Cần viết rõ hơn các vấn đề về bảo đảm TTATXH, để ngăn
hậu quả thiệt hại cho xã hội có nguy cơ xảy ra; dấu hiệu vi phạm TTATGT đường
bộ; điều kiện tham gia giao thông của phương tiện.
- Thống
nhất quy định đấu giá biển số xe trong Luật này.
15.5. Đại
biểu Trần Văn Qúy, Hưng Yên:
- Cần
bổ sung quy định cụ thể về vỉa hè, hành lang ATGT đường bộ; giao cắt đường bộ
và đường sắt, để quy định chế tài xử phạt khi vi phạm.
- Về
chính sách quản lý sát hạch, cấp GPLX: Đồng ý với Chính phủ giao nhiệm vụ quản
lý sát hạch, cấp GPLX lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Tuy nhiên, để chuyển
sang, Chính phủ cần có giải trình thêm, báo cáo đánh giá tác động về vấn đề này
(hệ thống các trường đào tạo, số biên chế ngành GTVT sử dụng thế nào, cơ sở vật
chất đang phục vụ cấp GPLX có tiếp tục được tận dụng không…).
15.6. Đại
biểu Nguyễn Sỹ Cương, Ninh Thuận:
- Về
chính sách quản lý sát hạch, cấp GPLX: Đồng ý với Chính phủ giao nhiệm vụ quản
lý sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, để thực hiện tốt hơn. Tờ
trình Chính phủ cũng đã nêu, Bộ GTVT đề nghị chuyển nhiệm vụ này sang Bộ Công
an; hiện nay khi đi thi sát hạch lái xe có tình trạng đóng tiền chống trượt, có
bằng rồi nhưng không lái được, lại phải thuê để đi bổ túc tay lái.
- Về
chính sách kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong Luật GTĐB sửa
đổi: Đề nghị chuyển nhiệm vụ này từ Bộ GTVT đang thực hiện sang Bộ Công an thực
hiện, để kiểm soát chặt chẽ hơn phương tiện khi tham gia giao thông trên đường
bộ.
- Với
hạ tầng giao thông đường bộ như bây giờ, trong khi ý thức của một bộ phận người
tham gia giao thông còn kém, nếu không nâng cao được ý thức chấp hành giao
thông thì tình trạng tai nạn giao thông, người chết do tai nạn giao thông sẽ
còn xảy ra nhiều, diễn biến phức tạp, ùn tắc giao thông còn xảy ra.
- Cần
nghiên cứu nâng mức xử phạt, tỷ lệ xử phạt; hiện nay rất nhiều camera được lắp
giám sát, tỷ lệ xử phạt nguội qua hệ thống camera còn thấp do vướng nhiều quy
định về dân sự; cần nghiên cứu phát huy, tăng hơn nữa tỷ lệ xử phạt nguội qua
hệ thống camera, trong khi ý thức người tham gia giao thông còn kém, chứ CSGT
không thể kham nổi hết. Tình trạng vượt đèn đỏ rất nhiều.
- Đối
với lực lượng CSGT; Cần xây dựng phong cách, hình ảnh CSGT; không nên leo lên
lắp ca bô xe ô tô như thời gian qua, mất an toàn cho bản thân; tình trạng tranh
cãi giữa CSGT và người vi phạm thời gian qua, trên mạng rất nhiều; tăng cường
nghiệp vụ, sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ CSGT;
- Bổ
sung quy định đặc điểm nhận dạng màu sơn cho xe chở học sinh đến trường.
- Vấn
đề nhường đường cho người đi bộ qua đường, bên nước ngoài họ thực hiện rất
nghiêm; ở ta rất sợ đi bộ qua đường (vì xe máy, ô tô vượt đèn đỏ nhiều).
- Về
cấp biển số xe: Liên quan đến sở hữu và trách nhiệm. Đấu giá biển số xe, khi
người đó trúng đấu giá, biển số đó thuộc sở hữu của người đó, khi bán xe có
quyền giữ lại biển số để tiếp tục đăng ký lắp vào xe khác của mình, làm thế cho
đồng bộ (nước ngoài đã quy định rất rõ), nước ngoài rất sợ bán xe mà chưa
chuyển quyền sở hữu vì người ta quy trách nhiệm chủ sở hữu.
15.9. Đại
biểu Lê Qúy Vương, Hưng Yên:
-
Khi đặt vấn đề nghiên cứu sửa đổi Luật Giao thông đường bộ mới phát sinh ra
nhiều vấn đề, các vấn đề tựu trung đều liên quan đến con người.
- Xem lại lý luận và thực tiễn thấy,
nước ta nhiều năm nay loay hoay với các vấn đề đảm bảo an toàn giao thông, khắc
phục tai nạn giao thông. Chúng ta đã thực hiện nhiều việc tuy nhiên việc kéo
giảm tai nạn giao thông cũng chưa phải hiệu quả. Trước đây có ngày 40 người tử
vong vì tai nạn giao thông, hiện nay mặc dù đã nỗ lực để kéo giảm tai nạn giao
thông nhưng số người tử vong vì tai nạn giao thông vẫn cao, trung bình một năm
khoảng 10.000 người, một tháng khoảng 833 người, một ngày khoảng 27 người.
- Nhìn nhận lại vấn đề này phải xem lại
các yếu tố liên quan đến an toàn giao thông thế nào. Qua nghiên cứu, thấy có 5
yếu tố liên quan đến an toàn giao thông: Thứ
nhất, con người tham gia giao thông, có chủ phương tiện, người đi bộ (người
dân tham gia giao thông); lực lượng tham gia điều hành giao thông, trong đó có
CSGT và Thanh tra giao thông, chủ yếu là vài trò của CSGT. Thứ hai, là phương tiện tham gia giao thông; hiện nay phương tiện
cũng rất đa chủng loại, xe ô tô lớn, ô tô nhỏ, xe chuyên dùng, có xe siêu
trường, siêu trọng, xe khách giường nằm…; Thứ
ba, liên quan hạ tầng giao thông, chủ yếu về thuộc ngành Giao thông vận
tải. Thứ tư, vấn đề quan trọng nhất
hiện nay là tổ chức giao thông. "Đọc lại Luật Giao thông đường bộ hiện nay
thấy, rất nhiều hình thức tổ chức khác nhau, có những điều chưa ăn nhập giữa Bộ
ngày Bộ kia. Ví dụ việc xây dựng đường, đặt hệ thống biển báo do ngành Giao
thông vận tải đặt, còn người đi kiểm tra để xử lý, xử phạt lại là CSGT"
(Đại biểu dẫn chứng: ở Hà Nội, tại một ngã ba có lối rẽ được đặt 3 biển khác
nhau, 1 biển rẽ chỉ dẫn cho người điều khiển ô tô, 1 biển rẽ chỉ dẫn cho người
điều khiển xe máy và 1 biển rẽ chỉ dẫn cho người đi xe đạp và người đi bộ; CSGT
đứng ở cuối đường, khi người nào đi xe máy nhầm vào làn đường của xe đạp hoặc
ngược lại thì bị phạt, CSGT xử phạt đi không đúng làn đường. Sau khi có ý kiến,
ngành Giao thông tiếp thu và bỏ kiểu biển này và CSGT không phải đứng tại đó để
xử phạt, tránh việc dân kêu ca". Tổ chức giao thông hiện nay chưa được
khoa học. Thứ năm, Luật Giao thông
đường bộ hiện nay có nhiều vấn đề cần phải sửa đổi.
- Về
vấn đề sát hạch lái xe, giao cho lực lượng Công an, đây không phải là việc mới.
Trước đây lực lượng Công an đã tham gia sát hạch; cách đây khoảng 30-40 năm
trước, CSGT làm nhiệm vụ trên đường bộ thấy nghi vấn một chiếc xe đang lưu
thông có kỹ thuật kém, CSGT có quyền dừng xe, để kiểm tra bằng cách đi thử, nếu
thấy kỹ thuật không đảm bảo, phanh không an toàn, CSGT có quyền đình chỉ xe đó.
Việc kiểm soát lái xe trước đây chúng ta đã làm chặt chẽ, thời trước nếu nói
đến xe khách của nhà nước thì tài xế phải từ 25 tuổi trở lên, còn yêu cầu là đảng
viên, còn ưu tiên bộ đội đã trải qua lái xe ở chiến trường".
+
Việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe phải phân công thế nào cho hợp lý.
"Đây không phải vấn đề quyền ông này, quyền ông kia. Ngành Công an
"ôm" việc này cũng mệt lắm, làm không tốt là bị dân ca thán, bị các
ĐBQH phê bình. Theo dự luật, việc chuyển sát hạch lái xe từ ngành Giao thông
Vận tải sang bên Công an thì các trung tâm đào tạo lái xe vẫn hoạt động bình
thường, còn Bộ trưởng Bộ Công an quy chuẩn cần phải như thế nào, chứ không phải
chúng tôi áp đặt toàn bộ việc đó. Việc sát hạch thì chúng tôi phải kiểm soát,
chứ không phải chúng tôi tự đào tạo, chúng tôi cấp bằng lái xe", hoàn toàn
phù hợp.
Như
vậy, 05 yếu tố về an toàn giao thông, nhưng chủ yếu là con người và phương tiện
và tổ chức giao cho cơ quan nào, xuất xứ vì tính mạng con người.
- Nghiên
cứu Luật bảo đảm TTATGTĐB đã có sự thống nhất giữa Bộ Công an và Bộ GTVT, Chính
phủ cũng đã thống nhất. Luật bảo đảm đảm TTATGT lấy con người là trung
tâm. Việc tách Luật có tiếp thu kinh nghiệm của nhiều nước; một số ngành Luật
khác cũng đã tách (Luật khiếu nại, tố cáo tách thành 02 Luật: Luật khiếu nại,
Luật tố cáo; lĩnh vực đầu tư có 02 Luật: Luật đầu tư và Luật đầu tư công). Luật
này ban hành để phân công rõ ràng nhiệm vụ các bộ, ngành.
- Luật
bảo đảm TTATGT đường bộ: cần bổ sung quy định cứu hộ, cứu nạn giao thông đường
bộ khi xảy ra TNGT và UTGT.
18. TỔ 18
- 05 ý
kiến của Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa và Kon Tum: đồng ý với việc xây dựng
và ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ, tách 02 Luật.
+ Xã
hội phát triển, việc tách nội dung để ban hành luật mới là cần thiết; sửa luật
Giao thông đường bộ năm 2008 và tách nội dung bảo đảm TTATGT đường bộ thành
luật mới là cần thiết.
+ Việc
phân công Bộ chịu trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe
thuộc thẩm quyền của Chính phủ; nếu giao Bộ Công an sẽ thấy tốt hơn, quản lý
được người tham gia giao thông từ khi đào tạo, sát hạch đến khi tham gia giao
thông; hiện nay các Trung tâm đào tạo đã xã hội, Bộ Công an chỉ thực hiện việc quản
lý.
+ Đồng
tình với các quy định về đấu giá biển số xe, phù hợp với các quy định của pháp
luật hiện hành.
19. TỔ 19
19.8. Đồng chí Đặng Ngọc Nghiêm, Đại
biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên-Huế
Khi
có lực lượng Cảnh sát giao thông thì người, phương tiện tham gia giao thông
chấp hành tốt và thực hiện nghiêm, nếu để ở một Luật thì không xác định trách
nhiệm thuộc về ai khi có vụ TNGT xảy ra, của ngành Công an hay của Ban an toàn
giao thông.
Để
đảm bảo thực thi pháp luật, gắn trách nhiệm nên tách 02 luật:
+ Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) quản lý
về hạ tầng giao thông, kinh tế, kỹ thuật giao thông do ngành giao thông chịu
trách nhiệm;
+
Luật bảo đảm TTAGT đường bộ bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản người tham gia
giao thông do ngành Công an chịu trách nhiệm, cả việc sát hạch cấp, đổi giấy
phép lái xe.
Chính
phủ quy định việc đào tạo lái xe, đề nghị Quốc hội thông qua 02 luật trên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét