(1)
Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) quy định thay thế việc quản lý cư trú (thường
trú, tạm trú) từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện
đại bằng công nghệ thông tin; cụ thể là quản lý cư trú bằng việc sử dụng mã số
định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư. Thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú của mỗi công dân đều là trường
thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư; cơ quan, tổ chức và công dân có thể khai thác, sử dụng để phục vụ giao
dịch dân sự, giải quyết các thủ tục hành chính... Dự thảo Luật đã bỏ các quy định
về: Sổ hộ khẩu, Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia dình, cấp cho cá nhân, giấy chuyển hộ
khẩu, các hành vi bị nghiêm cấm (thuê, cho thuê, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch
nội dung Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú); quyền được cấp, cấp lại, đổi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm
trú... Việc đổi mới phương thức quản lý theo hướng này giúp công dân không cần
mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân để thể hiện trên Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư, cũng như không phải sao y chứng thực các loại giấy tờ
này khi thực hiện các thủ tục hành chính hoặc tham gia giao dịch dân sự mà chỉ
cần mang theo thẻ Căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ
quan chức năng để thực hiện.
(2)
Sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đăng ký cư trú theo hướng đơn giản
hoá thủ tục hành chính Việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới
bằng mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu
về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành
chính liên quan đến đăng ký, quản lý cư trú, tạm trú của công dân; do vậy, dự
thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đã bỏ các thủ tục như: Cấp đổi, cấp lại Sổ hộ khẩu; cấp
giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi, cấp lại Sổ tạm trú... đồng thời, sửa đổi, bổ sung
một số thủ tục như tách Sổ hộ khẩu (được xác định theo hướng đây là việc tách hộ
gia đình), huỷ bỏ kết quả đăng ký thường trú, tạm trú trái pháp luật. Bên cạnh
đó, do sử dụng phương thức quản lý hiện đại này nên thời hạn giải quyết đăng ký
thường trú, đăng ký tạm trú cho công dân cũng đơn giản, rút ngắn về cả thủ tục
và thời gian. Nếu như hiện nay thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 15
ngày thì theo dự thảo Luật sẽ tối đa là 07 ngày.
(3)
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng bỏ các quy định riêng về điều kiện
đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (tức là, không có quy định
riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; việc
đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là như nhau, không
có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc). Quy định này
nhằm tạo sự bình đẳng trong quản lý cư trú đối với mọi công dân; bảo đảm quyền
tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tốt
hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố
trực thuộc Trung ương nhưng chưa được đăng ký thường trú mặc dù có chỗ ở hợp
pháp.
(4)
Ngoài các trường hợp bị xoá đăng ký thường trú như hiện nay, xuất phát từ thực
tiễn và để nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, nắm đúng thực tế số hộ, số người
thường trú trên địa bàn, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, hoạch định, thực hiện chính sách an sinh xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của người có liên quan, dự thảo Luật đã bổ sung một số trường hợp
xoá đăng ký thường trú:
-
Người vắng mặt tại nơi thường trú trên 12 tháng liên tục trừ trường hợp đăng ký
tạm trú tại chỗ ở khác, đã khai báo tạm vắng hoặc xuất cảnh ra nước ngoài nhưng
không phải để định cư.
-
Người đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam; bị tước, bị huỷ
bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
-
Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở là do được thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã hết
thời hạn thuê, không được mượn, không được ở nhờ nữa.
- Người đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá
dỡ, kê biên, tịch thu và người đã bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện khác là chỗ
ở dùng để đăng ký thường trú bị xoá đăng ký thường trú sau 12 tháng kể từ ngày
bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện đó; trừ trường hợp được chủ sở hữu tài sản mới
đồng ý cho tiếp tục đăng ký thường trú.
(5)
Bổ sung quy định để quản lý đối với trường hợp công dân không đủ điều kiện đăng
ký thường trú, tạm trú để đảm bảo quản lý tốt hơn đối với nhóm người này (đây
là những người chưa đăng ký thường trú, tạm trú ở đâu như người di cư, sống
lang thang, không có giấy tờ tuỳ thân, không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở do
thuê, mượn, ở nhờ nhưng không được chủ hộ đồng ý cho đăng ký thường trú, tạm
trú...). Việc bổ sung quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người
dân, giúp cơ quan nhà nước nắm được tình hình của những người này và hỗ trợ họ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét