Một số trang mạng xã hội và truyền thông phương
Tây đưa tin, ngày 18/09/2020, trong một thông cáo được phát đi, phát ngôn viên
về các vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh của Liên hiệp châu Âu Nabila
Massrali đã ra lớn tiếng phản đối việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên
phạt tử hình hai bị cáo trong vụ án giết người và chống người thi hành công vụ
xảy ra tại xã Đồng Tâm.
Cụ thể, phát ngôn viên Nabila Massrali đã lớn
tiếng cho rằng: “Liên hiệp châu Âu phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới
mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ
hình phạt này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo, việc
bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người”.
Không những vậy, nữ phát ngôn viên về các vấn
đề ngoại giao và chính sách an ninh của Liên hiệp châu Âu còn cố tình can thiệp
vào công việc nội bộ của Việt Nam khi lớn tiếng cho rằng: “Ngày càng có sự đồng
thuận cao trên thế giới phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình. Liên hiệp châu
Âu hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một
bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ” và “các báo cáo về những điều kiện và thủ
tục tố tụng của phiên tòa làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và
công bằng của phiên tòa này”.
Có thể thấy rằng, việc duy trì hay xoá bỏ hình
phạt từ hình là do luật pháp của mỗi quốc gia quy định. Hiện nay trên thế giới
có hơn 100 nước đã bãi bỏ án tử hình, nhưng vẫn còn 62 nước vẫn duy trì án tử
hình để trừng trị những kẻ sát nhân. Giữa các quốc gia đã bãi bỏ hoặc còn duy
trì án tử hình không thể tìm ra bất kỳ tiêu chí nào về địa lý, văn hoá, chính
trị, kinh tế, tôn giáo … để phân biệt. Hầu hết các nước đang áp dụng án tử hình
đều cho rằng là phải áp dụng bản án nặng nề nhất này để bảo đảm an ninh, an
toàn cho cộng đồng. Còn các nước không duy trì án tử hình thì lại cho rằng tử
hình là vi phạm vào quyền sống của con người.
Trong số 62 quốc gia/vùng lãnh thổ hiện còn
duy trì án tử hình, có nhiều quốc gia nằm ở nhóm rất cao trong thang đo Chỉ số
phát triển con người như: Singapore, Hoa Kỳ, Nhật Bản, UAE, Ả Rập Saudi,
Bahrain, Oman, Belarus, Kuwait, Malaysia và Đài Loan. Như vậy, hoàn toàn có thể
bác bỏ những nhận định cho rằng, án tử hình đã được bãi bỏ ở những nước có mức
độ dân chủ cao, những nước phát triển cao và chỉ những nước đang phát triển mới
duy trì án tử hình.
Việc duy trì án tử hình là do quan điểm lập
pháp và quan điểm trừng trị kẻ phạm tội của riêng các quốc gia. Điều quan trọng
là nó phù hợp với lịch sử, chính trị, văn hoá của từng nước và được đông đảo
người dân quốc gia đó chấp nhận. Những kẻ sát nhân đương nhiên phải đền mạng
cho hành vi tội ác của mình. Bởi vậy, bà Nabila Massrali lấy tư cách gì để lớn
tiếng chỉ trích và phản đối bản án tử hình đã được toà án tuyên cho những tên
sát nhân như Lê Đình Công, Lê Đình Chức?
Còn việc trong thông cáo của Liên hiệp châu Âu
cho rằng “các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa làm
dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này”,
điều này cho thấy sự định kiến và thiếu khách quan của thông cáo trên.
Phiên toà diễn ra như thế nào đều đã được đưa
tin rộng rãi, công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều quan
trọng nhất, hầu hết các đối tượng, kể cả những đối tượng chủ mưu, cầm đầu như
Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu đều đã thừa nhận hành
vi tội ác của mình, cúi đầu xin lỗi gia đình các chiến sĩ công an đã hy sinh và
xin hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Vậy, phát ngôn viên của Liên hiệp
châu Âu lấy tư cách gì và căn cứ vào đâu để quan ngại về tính minh bạch và công
bằng của phiên toà này?
Có chăng đó chỉ là một sự định kiến và thiếu
khách quan mà thôi.
@copy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét