Pages - Menu

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2024

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam - LB Nga

 

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang (LB) Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19 đến 20-6. Chuyến thăm diễn ra chỉ sau hơn một tháng Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới cho thấy, LB Nga đặc biệt coi trọng mối quan hệ với Việt Nam.
 
Nền tảng của tình hữu nghị truyền thống
 
Quan hệ Việt Nam-Liên Xô trước đây và LB Nga ngày nay được xây dựng trên nền tảng của tình hữu nghị truyền thống trong hơn 7 thập kỷ qua. Lịch sử cho thấy, mối quan hệ giữa hai nước luôn nồng ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian và sự biến động của thời đại. Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 30-1-1950, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau này.
 
Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của Chính phủ và nhân dân Liên Xô. Sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu của Liên Xô trong nhiều thập niên là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hàn gắn vết thương chiến tranh của nhân dân Việt Nam.
 
Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống, sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, quan hệ Việt Nam-LB Nga tiếp tục được lãnh đạo và nhân dân hai nước tích cực vun đắp. Ngày 16-6-1994, hai nước ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị Việt Nam-LB Nga. Đây là văn kiện lịch sử, có ý nghĩa lớn lao, là biểu tượng khởi đầu cho một giai đoạn mới trong phát triển hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và LB Nga, tạo ra tiền đề cho việc đưa quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012.
 
Suốt 30 năm qua kể từ khi hai nước ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị Việt Nam-LB Nga, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã không ngừng nỗ lực vun đắp cho tình hữu nghị bền chặt, củng cố và thúc đẩy hợp tác song phương một cách toàn diện trên các lĩnh vực, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. Việt Nam xác định quan hệ với Nga có tầm quan trọng chiến lược, coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong khi đó, Nga coi Việt Nam là đối tác tin cậy và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương với quan điểm tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực.
 
Hợp tác trên mọi mặt 
 
Bề dày truyền thống trong quan hệ Việt Nam - LB Nga không ngừng được củng cố bằng độ tin cậy cao trong quan hệ chính trị hai nước. Hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp trên tất cả các kênh Đảng, nhà nước, Chính phủ, giao lưu nhân dân...
Trong những năm qua, trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và LB Nga. Từ năm 2020, bất chấp tác động của dịch Covid-19, tiếp xúc cấp cao song phương vẫn được duy trì thường xuyên thông qua điện đàm, hội nghị trực tuyến giữa tất cả các lãnh đạo chủ chốt của hai nước: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống LB Nga Vladimir Putin (tháng 4-2021), Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga, Chủ tịch Đảng nước Nga thống nhất Dmitry Medvedev (tháng 2-2021)... Bên cạnh đó, hai bên duy trì nhiều cơ chế phối hợp và đối thoại như Đối thoại chiến lược Ngoại giao-Quốc phòng-An ninh thường niên cấp Thứ trưởng thường trực Ngoại giao; Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng... Ngoài ra, hai bên tiến hành tham vấn chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao và cấp Cục, Vụ trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.
 
Bên cạnh mối quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Nga thời gian qua diễn ra sôi động và còn nhiều dư địa phát triển, nhất là từ khi Việt Nam trở thành đối tác đầu tiên ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) mà Nga là thành viên năm 2015. Hiệp định này chính thức có hiệu lực vào tháng 10-2016, góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước. Kim ngạch thương mại năm 2020 đạt gần 4,85 tỷ USD, tăng gần 9% so với năm 2019, trong đó xuất khẩu đạt 2,85 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2 tỷ USD. Kim ngạch thương mại song phương năm 2021 đạt gần 5,5 tỷ USD. Con số này giảm xuống mức 3,5 tỷ USD trong năm 2022 và có dấu hiệu phục hồi trong năm 2023 ở mức 3,63 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga gồm: Điện thoại, điện tử, dệt may, giầy dép, nông, thủy, hải sản các loại…; các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Than đá, lúa mỳ, sắt thép, phân bón, ô tô, máy móc, thiết bị các loại…
 
Tính đến tháng 4-2024, Nga có 186 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 984,98 triệu USD (xếp thứ 28/145 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam). Việt Nam có 18 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đăng ký đạt 1,63 tỷ USD (xếp thứ 4/80 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư của Việt Nam).
Cùng với đó, quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước tiếp tục được triển khai hiệu quả, phù hợp với các thỏa thuận, cơ chế hợp tác đã thiết lập, nhất là trên các lĩnh vực trao đổi đoàn, đào tạo cán bộ, hợp tác giữa các quân, binh chủng, hợp tác trong khuôn khổ Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, hợp tác truyền thông quân sự, lịch sử quân sự...
Tại Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-LB Nga lần thứ 6 diễn ra ngày 6-7-2023 tại Moscow, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: Trao đổi đoàn các cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng quân đội; nghiên cứu thúc đẩy, mở rộng các nội dung hợp tác khác như gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, khắc phục hậu quả sau chiến tranh tại Việt Nam, trao đổi giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược, an ninh mạng, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tham vấn và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)...
 
Hợp tác dầu khí-năng lượng tiếp tục là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả. Hợp tác giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ được triển khai tích cực; giao lưu nhân dân không ngừng được tăng cường. Trước đây, Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo gần 40.000 cán bộ và chuyên gia giỏi thuộc nhiều chuyên ngành. Hiện nay, LB Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực. Từ năm 2019, LB Nga đã tăng số học bổng cho Việt Nam lên khoảng 1.000 suất/năm. Hiện có hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga. Các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
 
Làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước
 
Năm 2024, hai nước kỷ niệm 12 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (2012-2024), 30 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nga (1994-2024), hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2025).
 
Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin có tầm quan trọng đặc biệt, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, vì mục tiêu phát triển đất nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Sự kiện này cũng là dịp để Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán theo chủ trương Đại hội XIII của Đảng về độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, trong đó ưu tiên các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống. Việt Nam luôn ủng hộ thúc đẩy quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các đối tác, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, có tính đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
 
Chúng ta tin tưởng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin sẽ thành công tốt đẹp, góp phần đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga tiếp tục phát triển, bồi đắp thêm tình cảm hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời giữa hai đất nước, hai dân tộc./
QĐND

Campuchia mãi ghi ơn sự giúp đỡ của quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam

 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 47 năm “Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” tại huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum sáng 20-6, Thủ tướng Hun Manet khẳng định Campuchia mãi ghi ơn sự tham gia của quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng.
 
Tham dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo Quốc hội, Thượng viện, Chính phủ, Bộ Quốc phòng Campuchia, các tướng lĩnh, sĩ quan Quân đội Hoàng gia Campuchia…; tùy viên quân sự các nước tại Campuchia….

Về phía Việt Nam có: Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn. 
Tham gia đoàn có Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7; Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng…
 
Đoàn đại biểu Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm trưởng đoàn; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng; lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước…
 
Theo Thủ tướng Hun Manet, những thành tựu mà đất nước Campuchia đạt được ngày nay gắn liền với hành trình đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. Việc tổ chức lễ kỷ niệm 47 năm “Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” góp phần tăng cường tình đoàn kết, quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Campuchia và Việt Nam. Thủ tướng Hun Manet bày tỏ vô cùng tự hào khi có cơ hội tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển của đất nước Campuchia cũng như mối quan hệ giữa hai nước.
 
Nhân dịp này, Thủ tướng Hun Manet cảm ơn Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ Campuchia xây dựng Khu di tích lịch sử quân sự Techo Koh Thmor X16 (huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum).
 
Thủ tướng Hun Manet nêu rõ, bất chấp dịch Covid-19, tình hình thế giới phức tạp nhưng tinh thần đoàn kết, sự hợp tác giữa hai nước, hai Bộ Quốc phòng Việt Nam - Campuchia tiếp tục được duy trì. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc “bảo vệ chân lý lịch sử tại X16” nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Campuchia - Việt Nam.
 
Tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Hun Manet đã trao huân, huy chương cho các tập thể, cá nhân có thành tích, trong đó có 17 cá nhân của Việt Nam có thành tích trong cất bốc, hồi hương 49 hài cốt chiến sĩ lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia từ Đồng Nai (Việt Nam) về khu vực X16 (Campuchia).
 
Sau lễ kỷ niệm, Thủ tướng Hun Manet và các đại biểu đã dự lễ khởi công công trình nhà khách, nhà ở tại khu vực X16 (huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum).

Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

 

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6/2024. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (ngày 16/6/1994).
 
Tại Hà Nội, Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin cũng đã đặt hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đã gặp gỡ với cựu sinh viên Việt Nam từng tốt nghiệp tại các trường đại học của Liên Xô và Nga.
 
Trong bầu không khí thân tình và hữu nghị, hai bên đã trao đổi sâu rộng về nhiều nội dung và phương hướng thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nga trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại, khoa học-công nghệ và nhân văn. Hai bên cũng đã thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm trên tinh thần tin cậy.
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đã tổng kết hợp tác nhiều mặt giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga từ sau khi ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga ngày 16/6/1994 và thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước năm 2012.
 
Phía Việt Nam hoan nghênh kết quả bầu cử Tổng thống Liên bang Nga vào tháng 3 năm 2024, ghi nhận tính minh bạch và khách quan của cuộc bầu cử, cho rằng việc Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin tái đắc cử thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Nga đối với đường lối của Liên bang Nga, với một trong những ưu tiên đối ngoại là phát triển hợp tác với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
Phía Việt Nam kịch liệt lên án vụ khủng bố dã man ngày 22/3/2024 tại tỉnh Moskva, tuyên bố không chấp nhận các hành động tấn công dân thường và ủng hộ Nga đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan, cũng như trong bảo đảm hòa bình và ổn định trong nước.
Phía Nga đánh giá cao những thành tựu to lớn mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đạt được dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần ngày càng nâng cao uy tín và vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước. Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin cũng đã chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm nhân dịp được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mời lãnh đạo cấp cao Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (ngày 9 tháng 5 năm 2025).
 
Trên cơ sở kết quả chuyến thăm, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga đã tuyên bố như sau:
 
1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga không ngừng củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên tinh thần hữu nghị và ủng hộ lẫn nhau trong bối cảnh quốc tế phức tạp. Năm 2025, hai nước sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu chặng đường dài cùng nhau vượt qua thử thách và khó khăn, trong đó có những năm tháng nhân dân Việt Nam đấu tranh vì độc lập, tự do.
 
Quan hệ song phương đã đứng vững trước các biến động, góp phần củng cố hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. Với nỗ lực chung của hai bên, quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Nga tiếp tục phát triển tích cực phù hợp với lợi ích hai quốc gia, là tài sản vô giá của nhân dân hai nước và là hình mẫu của quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác cùng có lợi.
 
Sau 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và sau khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện năm 2012, hai bên đã đạt được những thành tựu quan trọng sau:
 
- Đối thoại chính trị giữa Việt Nam và Nga có độ tin cậy và hiểu biết cao. Trao đổi, tiếp xúc các cấp được duy trì thường xuyên, tạo nền tảng vững chắc cho việc củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ song phương. Hai bên duy trì quan điểm gần gũi hoặc tương đồng về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp hiệu quả trong khuôn khổ các tổ chức đa phương.
 
- Việt Nam và Nga không ngừng thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế-thương mại, bao gồm trên cơ sở Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu ký ngày 29 tháng 5 năm 2015.
 
- Hai bên tiếp tục củng cố hợp tác trên các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, công nghiệp, công nghệ số, giao thông-vận tải và nông nghiệp, phát huy tiềm năng to lớn về hợp tác trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, công nghệ, giáo dục và nhân văn. Hai bên ngày càng chú trọng tăng cường hợp tác địa phương, tiếp xúc theo kênh Đảng và tổ chức xã hội, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có, thành lập các cơ chế và khuôn khổ hợp tác mới khi cần thiết.
 
2. Nhằm phát huy thành tựu đạt được sau 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, gìn giữ truyền thống hữu nghị tốt đẹp, cũng như tranh thủ tiềm năng hợp tác, hai bên khẳng định mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở các nguyên tắc và định hướng sau:
 
- Việc củng cố và nâng cao hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện là một trong những ưu tiên đối ngoại của Việt Nam và Nga, đáp ứng lợi ích lâu dài, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước, cũng như nâng cao vai trò của hai quốc gia tại mỗi khu vực và trên thế giới.
 
- Việt Nam và Nga xây dựng quan hệ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, cũng như trên cơ sở phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, quyết tâm tiếp tục hợp tác chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực trong cả khuôn khổ song phương và đa phương.
 
- Việt Nam và Nga không liên minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba nhằm có các hành động phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như lợi ích cơ bản của nhau. Việc phát triển quan hệ Việt Nam-Nga không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba khác.
 
3. Việt Nam và Nga nhất trí tiếp tục triển khai các nội dung hợp tác sau:
- Tiếp tục tăng cường đối thoại chính trị thường xuyên và thực chất ở cấp cao và cấp cao nhất, nỗ lực thực hiện hiệu quả các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước. Nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác hiện có và thành lập các cơ chế hợp tác mới, kịp thời phối hợp tháo gỡ các vấn đề trong hợp tác song phương.
 
- Đẩy mạnh tiếp xúc theo kênh Đảng và giữa lãnh đạo các cơ quan lập pháp, Ủy ban hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga, giữa các ủy ban và nhóm nghị sĩ hữu nghị của Quốc hội hai nước; tiếp tục phối hợp hành động tại các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực.
 
- Nhấn mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng-an ninh giữ vai trò đặc biệt trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Nga, không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba, có độ tin cậy cao và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới nói chung.
 
- Nhất trí củng cố hợp tác toàn diện trong lĩnh vực an ninh thông tin quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định, thỏa thuận song phương nhằm ngăn chặn việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào mục đích xâm hại chủ quyền, vi phạm toàn vẹn lãnh thổ, cũng như các hành vi khác trên không gian mạng toàn cầu có mục đích cản trở hòa bình, an ninh và ổn định quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý song phương đối với hợp tác hỗ trợ tư pháp liên quan đến tội phạm hình sự sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
 
- Tiếp tục tăng cường hợp tác ứng phó với tình huống khẩn cấp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại, hỗ trợ người bị nạn, tiến hành diễn tập và huấn luyện chung giữa các cơ quan cứu hộ hai nước.
 
- Chú trọng phát triển hơn nữa hợp tác kinh tế. Tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư và tài chính-tín dụng phù hợp với luật pháp quốc tế và quy định pháp luật hai nước nhằm thúc đẩy trao đổi hàng hóa cân bằng, khai thác hiệu quả lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu.
 
- Khẳng định vai trò điều phối quan trọng của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, cùng các tiểu ban và tổ công tác trong việc xây dựng và triển khai các dự án và chương trình hợp tác chung. Ủng hộ sớm thống nhất và triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển hợp tác Việt Nam-Nga đến năm 2030, bao gồm thông qua các lộ trình hợp tác trên các lĩnh vực.
 
- Khẳng định cần tăng cường đầu tư của Việt Nam vào Nga và đầu tư của Nga vào Việt Nam, bao gồm trên các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp, chế tạo máy và năng lượng. Trên cơ sở đó, nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm công tác cấp cao Việt-Nga về các dự án đầu tư ưu tiên.
 
- Khẳng định tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ các dự án dầu khí hiện có và mới phù hợp với pháp luật mỗi nước, bao gồm việc cung cấp, chế biến dầu thô và khí hóa lỏng cho Việt Nam, đáp ứng lợi ích chiến lược của hai bên. Đánh giá hợp tác xây mới và hiện đại hóa các cơ sở điện năng hiện có là hướng hợp tác triển vọng.
 
- Ủng hộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp dầu khí Việt Nam tại Liên bang Nga và doanh nghiệp dầu khí Nga tại thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam và Nga, cũng như luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
 
- Tính đến tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, quyết tâm đẩy nhanh triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.
- Cho rằng cần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như công nghiệp khai khoáng, giao thông-vận tải, đóng tàu và chế tạo máy, hiện đại hóa đường sắt.
 
- Khẳng định tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm tăng cường xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia thành lập các cơ sở sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam và Nga.
 
- Ủng hộ tính chất chiến lược trong hợp tác giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trên tinh thần đó, hoan nghênh việc ký kết Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học trong khuôn khổ chuyến thăm lần này.
 
- Ủng hộ đẩy mạnh nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt tại Nga và tiếng Nga tại Việt Nam, bao gồm sử dụng tối đa tiềm năng của các cơ sở giáo dục hai nước, trong đó có Phân viện tiếng Nga mang tên Pushkin tại Hà Nội và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội.
 
- Giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sáng kiến của Nga về lập trường phổ thông giảng dạy bằng tiếng Nga tại Hà Nội.
 
- Hỗ trợ mở rộng hoạt động của Mạng lưới các trường đại học kỹ thuật Việt-Nga để đào tạo bậc đại học, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp tại Việt Nam nhằm tăng cường quảng bá cho Mạng lưới trên.
 
- Hỗ trợ hoạt động, phát huy hiệu quả tiềm lực của Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ nhiệt đới Việt-Nga nhằm đưa Trung tâm thành hình mẫu, biểu tượng cho hợp tác song phương. Bảo đảm hoạt động nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam và Nga tại Trung tâm ngang tầm khu vực và quốc tế. Nga sẽ chuyển giao tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” cho Việt Nam. Tiếp tục xem xét chuyển giao công nghệ trong khuôn khổ hoạt động của Trung tâm.
 
- Hoan nghênh thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nhân văn, bao gồm mở rộng giao lưu giữa các bộ, ngành, địa phương, tiến hành thường xuyên các Ngày văn hóa hai nước trên cơ sở có đi có lại, duy trì tiếp xúc giữa các cơ quan thông tin đại chúng, lưu trữ, hội hữu nghị và các tổ chức xã hội khác.
 
- Hỗ trợ mở rộng hợp tác nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự tích cực của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trên không gian mạng toàn cầu, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực báo chí, tăng cường phối hợp ngăn chặn thông tin sai lệch và chiến dịch thông tin không thân thiện của các bên thứ ba.
 
- Tiếp tục thúc đẩy hợp tác nhiều mặt trong lĩnh vực y tế, bao gồm chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ y tế chất lượng cao.
 
- Khẳng định mong muốn tăng cường hơn nữa giao lưu trong lĩnh vực thể dục và thể thao. Việt Nam đánh giá cao việc Nga lần đầu tiên tổ chức Giải thể thao quốc tế “Thế vận hội tương lai” tại Kazan và ủng hộ việc Liên bang Nga tổ chức Đại hội thể thao của các nước BRICS trên tinh thần không phân biệt đối xử, phù hợp với nguyên tắc chung của phong trào Olympic.
 
- Hài lòng ghi nhận tăng trưởng ổn định lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam và ủng hộ mở rộng hơn nữa hợp tác du lịch, bao gồm tăng số lượng các chuyến bay thẳng thường lệ và chuyến bay thuê chuyến giữa hai nước, cũng như đơn giản hóa thủ tục đi lại cho công dân hai nước.
 
- Tiếp tục trao đổi về vấn đề di trú, tạo thuận lợi cho việc sinh sống, làm việc và học tập của công dân Việt Nam tại Nga và công dân Nga tại Việt Nam.
 
- Khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức kỷ niệm trang trọng các sự kiện trọng đại trong lịch sử hai nước và quan hệ Việt Nam-Nga trong năm 2025, bao gồm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nga (30 tháng 1 năm 1950), 50 năm Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (9 tháng 5 năm 1945), 80 năm Quốc khánh Việt Nam (2 tháng 9 năm 1945).
 
4. Thúc đẩy tiến trình khách quan hình thành trật tự thế giới đa cực công bằng và bền vững, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình tranh chấp.
 
- Ghi nhận thay đổi nhanh chóng trong bức tranh chính trị-kinh tế toàn cầu, củng cố vị thế và tiềm lực của các nước phương Nam. Hoan nghênh vai trò ngày càng tăng của các nước này trong quản trị quốc tế.
 
- Cho rằng mọi quốc gia có quyền tự quyết định mô hình phát triển, thể chế chính trị, kinh tế và xã hội phù hợp với điều kiện đất nước và nguyện vọng của nhân dân. Hai bên không ủng hộ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, việc áp đặt các biện pháp cấm vận đơn phương, áp dụng trị ngoại pháp quyền, chia rẽ về ý thức hệ mà không có cơ sở pháp lý quốc tế và không thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
 
- Khẳng định nhất quán kết quả của Chiến tranh Thế giới thứ hai, được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như phản đối mọi mưu toan bác bỏ, làm sai lệch và xuyên tạc lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục đúng đắn lịch sử, gìn giữ ký ức về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát-xít, kiên quyết lên án các hành động tôn vinh, nỗ lực hồi sinh chủ nghĩa phát-xít và quân phiệt.
 
- Tiếp tục củng cố hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, bao gồm tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, không ủng hộ việc chính trị hóa hoạt động của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác. Ủng hộ vai trò điều phối trung tâm của Liên hợp quốc trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững, ủng hộ nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như dân chủ hóa và cải tổ Liên hợp quốc. Hai bên có quan điểm gần gũi hoặc tương đồng về nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu, tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế đa phương khác, ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế và các cơ quan chấp hành liên quan.
 
- Cam kết thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, bao trùm, minh bạch và không phân biệt đối xử, dựa trên các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bày tỏ quan ngại về việc chính trị hóa quan hệ kinh tế quốc tế và phân mảnh thương mại toàn cầu, gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và cạnh tranh không lành mạnh.
 
- Khẳng định sẵn sàng thúc đẩy nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, trong đó có khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, xung đột vũ trang, sản xuất và buôn bán trái phép chất ma túy, tranh chấp lãnh thổ, can thiệp lật đổ, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh thông tin, an ninh lương thực, cũng như triển khai hiệu quả Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
 
- Tiếp tục phát triển hợp tác trong lĩnh vực đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và tài trợ khủng bố quốc tế tính đến vai trò điều phối trung tâm của Liên hợp quốc trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế, cũng như thúc đẩy tăng cường vai trò chủ đạo của các quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này.
 
- Ủng hộ các nỗ lực quốc tế về kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí, bao gồm thúc đẩy tiến trình kiểm điểm Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân ngày 1 tháng 7 năm 1968, cũng như trong khuôn khổ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện. Ủng hộ tham vấn giữa năm cường quốc hạt nhân với các nước thành viên Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân nhằm giải quyết những vướng mắc và tiến tới ký kết Nghị định thư kèm theo Hiệp ước.
 
- Ủng hộ việc tuân thủ và củng cố Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí vi khuẩn (sinh học) và độc tố cũng như về việc tiêu hủy chúng ngày 16 tháng 12 năm 1971, bao gồm thể chế hóa thực thi Công ước và không để trùng lặp chức năng giữa các cơ quan quốc tế liên quan.
 
- Khẳng định cần khởi động đàm phán đa phương về Công ước quốc tế về đấu tranh chống tấn công khủng bố sinh học và hóa học tại Hội nghị về giải trừ quân bị nhằm ứng phó với nguy cơ khủng bố sinh học và hóa học.
 
- Kiên trì mục tiêu xây dựng thế giới không có vũ khí hóa học, quan ngại về việc chính trị hóa hoạt động của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học. Khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Công ước về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học ngày 13 tháng 1 năm 1993, là công cụ quan trọng trong lĩnh vực giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí.
 
- Bày tỏ quan ngại về nguy cơ chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ, nhấn mạnh cần tuân thủ sử dụng khoảng không vũ trụ chỉ cho mục đích hòa bình, ủng hộ đẩy nhanh đàm phán Hiệp ước về ngăn ngừa triển khai vũ khí trong khoảng không vũ trụ, dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong vũ trụ, cũng như ủng hộ thúc đẩy các sáng kiến và cam kết về không triển khai trước vũ khí trong vũ trụ.
 
- Thúc đẩy hợp tác bảo đảm an ninh công nghệ thông tin và truyền thông, sẵn sàng hợp tác ứng phó các nguy cơ trên không gian mạng, bao gồm liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong công nghệ thông tin và truyền thông, ủng hộ thành lập khuôn khổ quản trị không gian mạng toàn cầu mang tính đa phương, dân chủ và minh bạch trên cơ sở bảo đảm an ninh thông tin và an toàn cho các mạng internet quốc gia.
- Thừa nhận vai trò chủ chốt của Liên hợp quốc trong thảo luận các vấn đề an ninh thông tin quốc tế. Cho rằng cần thiết xây dựng quy chế pháp lý quốc tế về quản lý không gian mạng. Các bên ủng hộ Liên hợp quốc sớm xây dựng Công ước toàn diện về ngăn chặn sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào mục đích tội phạm và củng cố hơn nữa hợp tác trên lĩnh vực này.
 
- Tiếp tục triển khai ứng phó với biến đổi khí hậu, khẳng định cam kết với các mục tiêu, nguyên tắc và nội dung chính của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ngày 9 tháng 5 năm 1992 và Thỏa thuận Paris ngày 12 tháng 12 năm 2015. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính nhằm triển khai các nỗ lực trên.
 
- Tin tưởng rằng, theo nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về bình đẳng giữa các quốc gia, cần tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến quyền miễn trừ quốc gia và miễn trừ tài sản quốc gia.
 
- Tiếp tục hợp tác trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia của Việt Nam và Nga. Phối hợp chặt chẽ nhằm đấu tranh với xu hướng chính trị hóa quyền con người, sử dụng các vấn đề quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia.
 
- Cho rằng cần củng cố hơn nữa tiềm năng của UNESCO như diễn đàn nhân văn liên chính phủ toàn cầu, thúc đẩy duy trì đối thoại chuyên môn tại diễn đàn này nhằm đạt được đồng thuận của các quốc gia thành viên và thúc đẩy chương trình nghị sự thống nhất.
 
- Nga đánh giá cao lập trường cân bằng, khách quan của Việt Nam về vấn đề Ukraine, theo đó cần giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, có tính đến lợi ích chính đáng của các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới; hoan nghênh Việt Nam sẵn sàng tham gia các nỗ lực quốc tế có sự tham gia của các bên liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, bền vững cho vấn đề Ukraine.
 
- Phía Nga hoan nghênh Việt Nam tham gia vào Phiên họp Bộ trưởng Ngoại giao các nước BRICS và các nước phương Nam và phương Đông từ ngày 10 đến ngày 11 tháng 6 năm 2024 tại Nizhny Novgorod. Tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các nước BRICS và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
 
- Cho rằng cần tăng cường các nỗ lực chung của khu vực nhằm xây dựng tại châu Á-Thái Bình Dương cấu trúc an ninh và hợp tác bình đẳng, không chia tách, mang tính toàn diện, mở và minh bạch, bao trùm dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình xung đột, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hai bên phản đối việc chia rẽ cấu trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương với vai trò trung tâm của ASEAN, tác động tiêu cực đến việc mở rộng và tăng cường đối thoại chung của khu vực.
 
- Khẳng định tính phổ quát và toàn vẹn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, là nền tảng pháp lý cho tất cả hoạt động trên biển và đại dương và có vai trò chủ đạo trong phát triển hợp tác ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, nhấn mạnh cần duy trì tính toàn vẹn của Công ước.
 
- Phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không và các hoạt động thương mại không bị cản trở, ủng hộ kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp giữa các bên liên quan bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như theo các tiêu chuẩn và thực tiễn được khuyến nghị của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế và Tổ chức Hàng hải Quốc tế.
- Ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và hoan nghênh tiến trình đàm phán nhằm sớm đạt Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất.
- Ủng hộ việc củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cấu trúc khu vực tại châu Á-Thái Bình Dương thông qua đề cao giá trị và nguyên tắc của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, tham gia các cơ chế hợp tác do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng.
 
- Thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Tham vấn các Đại diện cao cấp phụ trách vấn đề an ninh ASEAN-Nga, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh thông tin trong quan hệ ASEAN-Nga, cũng như trong khuôn khổ Đối thoại ASEAN-Nga liên quan đến an ninh công nghệ thông tin và truyền thông.
 
- Tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Nga, đẩy mạnh triển khai hợp tác hiệu quả trên cơ sở Kế hoạch hành động toàn diện ASEAN-Nga giai đoạn 2021-2025 và quyết tâm soạn thảo văn kiện tương tự cho giai đoạn 5 năm tiếp theo.
 
- Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và triển khai các sáng kiến kết nối liên khu vực, bao gồm dự án Đối tác Đại Á-Âu, cũng như tìm hiểu tiềm năng hợp tác kinh tế giữa ASEAN, Liên minh Kinh tế Á-Âu. Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với Liên minh Kinh tế Á-Âu và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
 
- Tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, các cơ chế liên nghị viện khu vực (Diễn đàn liên Nghị viện ASEAN, Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương, Đại hội đồng Nghị viện châu Á) nhằm mục đích nâng cao vai trò của các cơ chế này vì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại châu Á. Tăng cường hợp tác với các nước tiểu vùng Mê Kông trên các lĩnh vực.
 
- Nga ủng hộ và cam kết phối hợp chặt chẽ với Việt Nam hướng tới tổ chức thành công Năm APEC Việt Nam 2027.
 
- Chia sẻ mong muốn củng cố hòa bình và ổn định tại Trung Đông, phản đối can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khu vực, bày tỏ cam kết đối với một giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài cho vấn đề Palestine trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế liên quan, với thành tố chính là giải pháp hai nhà nước, theo đó thành lập Nhà nước Palestine độc lập với thủ đô là Đông Jerusalem dựa trên đường biên giới trước năm 1967, cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel.
 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga tin tưởng rằng, việc triển khai hiệu quả các phương hướng hợp tác trên và phối hợp hành động tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế và khu vực sẽ góp phần củng cố và tăng cường thực chất quan hệ song phương, thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, đáp ứng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và trên thế giới nói chung.
 
Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin cảm ơn Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã đón tiếp chu đáo và trọng thị, thể hiện tin cậy cao, hữu nghị truyền thống và tình cảm đặc biệt giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.
 
Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang thăm Nga vào thời điểm thích hợp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã vui vẻ nhận lời.
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin hội đàm ngày 20/6/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Quan hệ Campuchia-Việt Nam gần gũi và tin cậy

 

Những ngày này, Việt Nam và Campuchia đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (24/6/1967-24/6/2024). Cùng với các báo đăng tin, bài phản ánh về quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng, trang thông tin điện tử Domrey có đăng bài “Quan hệ Campuchia-Việt Nam gần gũi và tin cậy” của nhà nghiên cứu Uch Leang, cán bộ Viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu nội dung bài viết này. 
 
Theo tác giả Uch Leang, Campuchia và Việt Nam là hai quốc gia có vị trí địa lý gần gũi trên bán đảo Đông Dương, có mối quan hệ gắn bó, luôn chia sẻ, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
“Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đến nay, hai nước luôn giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Nổi bật nhất là Campuchia đã giúp Việt Nam trong đấu tranh chống đế quốc xâm lược, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975 và Việt Nam ủng hộ, giúp Campuchia đấu tranh, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ngày 7/1/1979, cứu nhân dân đất nước Chùa Tháp thoát khỏi họa diệt vong.
 
Vượt qua những thăng trầm lịch sử, quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam phát triển vững chắc trên mọi phương diện và trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc trên tinh thần “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
 
Hiện nay, hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi các chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp cao. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước.
 
Thời gian qua, lãnh đạo các cấp cũng như chính quyền địa phương và doanh nghiệp hai nước đã tích cực phối hợp, triển khai các thỏa thuận hợp tác song phương. Kết quả đạt được trên mọi lĩnh vực đã góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh ở mỗi nước.
 
“Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp đó đã góp phần nâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước của cả hai đất nước Campuchia và Việt Nam, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới”, học giả Uch Leang khẳng định.
 
Bài viết điểm lại một số cột mốc đáng ghi nhận trong hợp tác giữa hai nước. Cụ thể, về thương mại, năm 2021, bất chấp tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kim ngạch thương mại song phương vẫn đạt gần 10 tỷ USD; năm 2022 đạt 10,47 tỷ USD và năm 2023 giảm nhẹ xuống còn 8,57 tỷ USD do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm trên toàn cầu.
 
Việt Nam hiện là đối tác thương mại quốc tế lớn thứ ba của Campuchia (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Campuchia (sau Hoa Kỳ). Cuối năm 2023, các nhà lãnh đạo Campuchia và Việt Nam nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD trong tương lai.
 
Về đầu tư, Việt Nam đến nay đã đầu tư 205 dự án vào Campuchia với tổng vốn đăng ký 2,94 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và là một trong 5 nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào Campuchia. Đặc biệt, Campuchia đứng thứ hai trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài.
 
Hoạt động đầu tư của Việt Nam hiện có mặt tại 18/25 tỉnh, thành phố của Campuchia, tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt, như: nông nghiệp, viễn thông, ngân hàng, dịch vụ tài chính, công nghiệp chế biến và chế biến thực phẩm, khai khoáng, hàng không và du lịch.
 
Những điều này đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và tạo việc làm cho một lượng lớn lao động Campuchia. Hai nước thường xuyên tổ chức các sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương, như Diễn đàn doanh nghiệp Campuchia-Việt Nam, Hội nghị xúc tiến đầu tư Campuchia-Việt Nam, Triển lãm du lịch và mở cửa các khu kinh tế biên giới để hợp tác đầu tư giữa hai nước ngày càng sâu sắc hơn và hiệu quả hơn.
 
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đã hỗ trợ Campuchia đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại về nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong công tác cách ly kiểm dịch động vật, thực vật; bảo vệ rừng và đấu tranh chống khai thác, vận chuyển trái phép gỗ và động vật hoang dã qua khu vực biên giới hai nước, góp phần quản lý rừng và đa dạng sinh học bền vững.
 
Về khía cạnh du lịch, lượng khách du lịch Campuchia đứng thứ 15 trong tổng số khách quốc tế đến thăm Việt Nam. Khách Việt Nam tới Campuchia trung bình đạt khoảng 900.000 lượt người/năm, chỉ đứng sau Trung Quốc. Năm 2023, Việt Nam là một trong hai quốc gia có lượng khách du lịch đến Campuchia lớn nhất, đạt hơn 1 triệu người, sau Thái Lan; trong khi lượng khách du lịch Campuchia đến Việt Nam tăng lên hơn 400.000 người.
 
Hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, được coi là điểm chiến lược quan trọng. Hằng năm, hai nước thường xuyên cấp học bổng đào tạo dài hạn và ngắn hạn cho sinh viên. Campuchia cấp học bổng cho 35 sinh viên Việt Nam mỗi năm, trong đó có 15 học bổng đại học và sau đại học, 20 học bổng đào tạo ngôn ngữ và văn hóa Khmer.
 
Trong khi đó, Việt Nam cấp học bổng cho hàng trăm sinh viên Campuchia mỗi năm, bao gồm 100 học bổng đại học, 20 học bổng sau đại học và nhiều học bổng thông qua các hình thức hợp tác khác nhau. Ngoài ra, hai bên tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động đào tạo nghề.
 
Học giả Uch Leang cho rằng, bên cạnh hợp tác song phương, hai nước Campuchia và Việt Nam cũng luôn tổ chức tham vấn chính trị, chia sẻ thông tin, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Liên hợp quốc và Cơ chế hợp tác ba bên Campuchia-Lào-Việt Nam, hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng... nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
 
“Sau 57 năm chính thức thiết lập, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Campuchia và Việt Nam đã đạt đến tầm cao mới, sâu sắc và nhất quán trên mọi lĩnh vực. Mối quan hệ tốt đẹp đó đã trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc. Hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa để đạt được Tầm nhìn Campuchia trở thành nước phát triển vào năm 2050 và Tầm nhìn Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045”, Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á-Phi và Trung Đông, Viện Quan hệ quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia khẳng định.
 
Nguyễn Hiệp-Sơn Xinh
Bài viết của nhà nghiên cứu Uch Leang đăng trên trang thông tin điện tử Domrey, ngày 20/6.

Minh chứng phản bác các nhận định sai lệch trong “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2024” của USCIRF

 Ngày 1/5/2024, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) - một tổ chức do Chính phủ Mỹ lập nên đã công bố cái gọi là “Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024” với những thông tin phiến diện, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

USCIRF và những báo cáo sai lệch

Năm 1998, Chính phủ Mỹ đã thông qua Đạo luật Tự do tôn giáo quốc tế, trên cơ sở đó lập ra USCIRF. Tổ chức này được Chính phủ Mỹ trao quyền nghiên cứu và báo cáo về tình hình tự do tôn giáo của từng quốc gia, ngoại trừ tình hình tự do tôn giáo của Mỹ. Hằng năm, USCIRF đã đưa ra báo cáo thường niên về vấn đề tự do tôn giáo của các nước và khuyến nghị Ngoại trưởng Mỹ đưa các nước được họ coi là không có tự do tôn giáo vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo – CPC”. Những nước trong danh sách CPC sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt dưới các hình thức khác nhau.

Ngày 1/5/2024, USCIRF đã công bố cái gọi là “Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024” với những thông tin phiến diện, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Bên cạnh việc đưa ra những nhận định cho rằng tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì thay đổi so với năm trước, cáo buộc chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo của người thiểu số và các nhóm tôn giáo không được chính phủ công nhận, USCIRF tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam khi kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo – CPC vì cho rằng Việt Nam đã “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”!

Dựa trên những thông tin sai lệch từ các cá nhân, tổ chức chống phá Việt Nam, USCIRF tiếp tục cho rằng, “nhà chức trách Việt Nam tiếp tục bách hại các nhóm tôn giáo sắc tộc như người Thượng và người Mông theo đạo Tin Lành, các phật tử Khmer Krom và những người Mông theo đạo Dương Văn Mình”. Ngoài ra, trong báo cáo năm nay, USCIRF còn cho rằng, “chính quyền Việt Nam tiếp tục gây áp lực lên các tín đồ Cao đài độc lập, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo quyết giữ đạo gốc, buộc họ phải tham gia vào những tổ chức nhà nước kiểm soát; bên cạnh đó, nhà nước ngăn cản họ trong việc thực thi niềm tin tôn giáo một cách độc lập”. Để từ đó, USCIRF đã cho rằng Việt Nam cần bị đưa vào “Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” – CPC với cáo buộc “do các vi phạm gia tăng”.

Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 9/5/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời báo chí về phản ứng của Việt Nam liên quan “Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024” của USCIRF vừa công bố. Bà Phạm Thu Hằng một lần nữa khẳng định, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân. Tại Việt Nam, không có ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Điều này được thể hiện rõ trong Hiến pháp năm 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng như được tôn trọng trên thực tế. Các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng đã được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục trao đổi với phía Mỹ về vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau để đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững giữa Việt Nam và Mỹ.

Tất cả các nước trên thế giới đều có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia. Thực tế, Mỹ cũng đình chỉ các quyền tự do tôn giáo với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Nếu nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tìm cách thành lập tổ chức ở Mỹ và tuyển mộ thành viên mới thì sẽ được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia và các hành động của IS không được bảo vệ như tự do tôn giáo.

Minh chứng phản bác các nhận định sai lệch trong “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế 2024” của USCIRF -0
Lực lượng Công an đến nhà vận động người dân không tin theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Trong “Báo cáo tự do tôn giáo năm 2024”, USCIRF cáo buộc chính quyền Việt Nam đã “tăng cường kiểm soát và đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng” khi lấy minh chứng những tổ chức, hội, nhóm đội lốt tôn giáo, hoạt động trái pháp luật như: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, “Hội đồng Liên tôn Việt Nam”, “Cao Đài Chơn quyền”, “Phật giáo Hòa Hảo độc lập”, “Đạo Dương Văn Mình”, “Pháp Luân công”, “Đạo Hà Mòn”, “Hội thánh Đức Chúa trời”... Đây là những tổ chức không được Nhà nước công nhận và không được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, trong đó có những tổ chức được xem là tà đạo, tổ chức bất hợp pháp lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi hoặc tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc như tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Tổ chức Dương Văn Mình không phải là tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp mà do đối tượng Dương Văn Mình, sinh năm 1961 (chết năm 2021) thành lập từ năm 1989. Sau khi thành lập, Dương Văn Mình lợi dụng trình độ lạc hậu, thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân tộc Mông để tuyên truyền luận điệu mê tín, dị đoan, lừa phỉnh, ép buộc người dân tộc Mông tham gia tổ chức trái với phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, gây dư luận xấu và phức tạp về an ninh, trật tự ở các địa phương.

Đáng chú ý, Dương Văn Mình thường xuyên kích động, lôi kéo người dân tộc Mông không thực hiện nghĩa vụ công dân và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… dẫn đến số đồng bào dân tộc Mông khi theo tổ chức này lâm vào hoàn cảnh nghèo đói.

Các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương tuyên truyền, giải thích nên số người đồng bào dân tộc Mông đã giác ngộ, nhận thức tác hại, không phù hợp quy định của pháp luật hiện hành, với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mông nên đến năm 2023, toàn bộ số người dân tộc Mông theo Dương Văn Mình đã tự nguyện ký cam kết từ bỏ. Họ giác ngộ quay trở về với phong tục, tập quán của người Mông và các tổ chức tôn giáo hợp pháp.

Thông tin mà USCIRF hay Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần đề cập cho rằng “Công an thường xuyên giám sát, đe dọa, hành hung người hoạt động nhân quyền”, trong đó có nêu sự việc chính quyền địa phương các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên… đột nhập vào nhà của những người theo đạo Dương Văn Mình đập phá bàn thờ, đồ đạc” là sai sự thật.

Trong báo cáo của USCIRF còn cho rằng, chính quyền Việt Nam sử dụng Luật An ninh quốc gia để bắt giữ những người dân tộc thiểu số theo đạo, trong đó họ đưa ra các trường hợp về Y Krếc Byă ở Tây Nguyên và Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang trong vùng đồng bào Khmer ở các tỉnh Tây Nam Bộ làm những ví dụ điển hình. Vậy nhưng trên thực tế, những trường hợp mà USCIRF đưa ra đều là những người bị bắt do vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam, hoàn toàn không có việc phân biệt hay ngăn cấm đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo.

Về trường hợp Y Krếc Byă (tên thường gọi là Ama Guôn, 46 tuổi, ngụ xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), từ năm 2012 đến đầu năm 2023, nghe theo sự xúi giục, kích động của Y Hin và Aga (là 2 đối tượng phản động FULRO lưu vong đang ở Mỹ), Y Krếc Byă đã tham gia tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC). Đây là tổ chức do đối tượng A Ga, Y Am Byă ở Mỹ cầm đầu, được tách ra từ tổ chức “Tin lành Đấng Christ – UMCC” vào tháng 9/2019, là tổ chức phản động núp bóng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị, lập “Nhà nước riêng” của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, phụ cận.

Với “chức vụ” được các đối tượng phản động bên ngoài tự phong cho là “Phó điều hành” của “Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”, Y Krếc Byă đã lôi kéo một số đối tượng khác trong nội địa tiến hành âm mưu, hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc; tham gia, tổ chức hàng trăm buổi họp, tập huấn trực tuyến với các đối tượng FULRO lưu vong bên ngoài để nhận sự chỉ đạo và thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu một chiều, sai sự thật, sau đó gửi ra bên ngoài nhằm xuyên tạc, kích động, chia rẽ giữa người dân với chính quyền, lực lượng vũ trang, gây chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau.

Ngày 8/4/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở của Y Krếc Byă. Ngày 28/3/2024, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc và tuyên phạt Y Krếc Byă 13 năm tù giam.

Đối với các đối tượng Thạch Cương, Tô Hoàng Chương, Danh Minh Quang, là những đối tượng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để biên soạn, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video của các đài, báo do tổ chức phản động KKF lập ra có nội dung xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam đàn áp dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, vấn đề đất đai, dân tộc, cho rằng người Khmer là dân tộc bản địa, có quyền tự quyết nhằm từng bước gây ảnh hưởng trong vùng dân tộc Khmer Trà Vinh và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các đối tượng đã sử dụng Facebook cá nhân để cung cấp thông tin sai lệch về tình hình trong vùng dân tộc Khmer, thu hút nhiều người theo dõi, trong đó có nhiều cá nhân, tổ chức phản động bên ngoài sử dụng tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Ngày 31/7/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Trà Vinh và Công an tỉnh Sóc Trăng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Thạch Cương (sinh năm 1987), Tô Hoàng Chương (sinh năm 1986), cùng ngụ xã Thạch Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh và Danh Minh Quang (sinh năm 1987), ngụ tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng để điều tra về hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Quá trình bắt, điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan chức năng thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam và nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận quần chúng nhân dân. Vậy nên việc USCIRF cho rằng chính quyền Việt Nam sử dụng Luật An ninh quốc gia để bắt giữ những người dân tộc thiểu số theo đạo và dẫn chứng những trường hợp vi phạm pháp luật ở trên làm ví dụ minh chứng là hoàn toàn sai sự thật. Đây là chiêu lập lờ đánh lận nhằm can thiệp vào nội bộ của Việt Nam dưới vỏ bọc tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh đó, trong báo cáo của USCIRF còn cho rằng, các nhóm tôn giáo nhỏ hơn như đạo Cao Đài cũng bị đàn áp, mất tự do. Tuy nhiên trên thực tế, bất cứ ai, trong đó có nhiều đoàn khách quốc tế của Mỹ và các nước phương Tây đều có thể đến thăm và tự do hành đạo ở các thánh thất Cao Đài và Tòa thánh Cao Đài tại Tây Ninh.
Nguồn: Phan Dương

Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc sau khi ông Thích Minh Tuệ dừng đi bộ khất thực

Các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, các phần tử chống đối trong nước đã lấy hình ảnh để lồng ghép, tạo dựng, đưa thông tin sai sự thật về cá nhân ông Thích Minh Tuệ, xuyên tạc tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chống phá chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Từ chỗ là một người bộ hành thầm lặng kể từ năm 2017, ông Thích Minh Tuệ qua hình ảnh một khất sĩ đầu trần chân đất, mặc tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải, đi khất thực dọc theo các tuyến đường từ Nam ra Bắc và ngược lại đã nhận được sự quan tâm của các youtuber, tiktoker, facebooker… thổi lên thành “hiện tượng mạng”.

Lợi dụng vấn đề này, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, các phần tử chống đối trong nước đã lấy hình ảnh trên để lồng ghép, tạo dựng, đưa thông tin sai sự thật về cá nhân ông Thích Minh Tuệ, xuyên tạc tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chống phá chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2023, ông Thích Minh Tuệ (tên thật là Lê Anh Tú, 43 tuổi, quê ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) tự tu, thực hành hạnh nguyện khất thực và đã 3 lần đi bộ từ Nam ra Bắc và ngược lại. Trong suốt quá trình đó, việc đi lại và thực hành hạnh nguyện của ông Lê Anh Tú diễn ra thuận lợi, không có khó khăn, cản trở và không gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự.

image001.jpg -0
Các thế lực thù địch, phản động đưa nhiều thông tin sai trái, xuyên tạc xung quanh sự việc ông Thích Minh Tuệ đi bộ khất thực.

Năm 2024 là lần thứ tư ông Tú đi bộ xuất phát từ tỉnh Khánh Hòa, theo trục đường chính lên Cao Bằng - Hà Giang và sau đó đi chiều ngược trở lại. Việc “tự tu” theo cách thức hạnh đầu đà (khổ hạnh) là quyền tự do của mỗi cá nhân, không có đúng, sai, hơn, kém mà đơn giản là một cá nhân trong xã hội thực hiện quyền cơ bản của mình theo Hiến pháp. Hình ảnh một người bộ hành với pháp danh Minh Tuệ tự xưng mình là “con” với tất cả mọi người, từ bỏ mọi điều kiện vật chất để tu tập theo lời Phật dạy đã tạo được thiện cảm, xúc cảm trong một bộ phận nhân dân.

Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là khi hình ảnh của sư Minh Tuệ xôn xao trên mạng, cũng là lúc bùng nổ một làn sóng truyền thông của các thế lực thù địch, phản động nhằm mục đích xuyên tạc về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam với vô số video clip được cắt ghép, đăng tải những thông tin mang tính chất so sánh phiến diện, tiêu cực nhằm chỉ trích, phỉ báng, làm xói mòn niềm tin, chia rẽ cộng đồng phật tử và hạ uy tín Phật giáo. Qua đó gieo rắc hoài nghi, phân biệt giữa người tu trong các tổ chức tôn giáo với người tu khổ hạnh, cho rằng khổ hạnh mới là chính pháp nhằm tạo ra mâu thuẫn bên trong tôn giáo.

Ngoài ra, các thế lực thù địch còn lợi dụng hình ảnh Thích Minh Tuệ để so sánh với những hình ảnh, phát ngôn chưa chuẩn mực của một số tăng sĩ, cố tình tạo ra một sự đối lập, tương phản hòng bôi xấu, “nhuộm đen” cộng đồng tu sĩ Phật giáo nói chung, từ đó chia rẽ, gây mất niềm tin của người dân với tổ chức Phật giáo. Đây là một sự so sánh nguy hiểm khi họ cố tình lấy một số hiện tượng sai lệch để đánh đồng, bôi xấu hình ảnh Phật giáo, tăng sĩ Phật giáo nước ta.

Ngày 3/6/2024, theo Ban Tôn giáo Chính phủ, việc nhiều người đi theo ông Thích Minh Tuệ đã gây ảnh hưởng đến giao thông, trật tự, trong đó một số người gặp vấn đề về sức khỏe, có người bị tử vong. Cụ thể, ngày 30/5, một người đàn ông trong đoàn đi theo là Lương Thanh Sơn, trú tại quận 1, TP Hồ Chí Minh bị sốc nhiệt, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa dẫn tới tử vong. Tiếp đó, ngày 2/6, có 2 phụ nữ khi đi theo ông Tú và đoàn người đã bị sốc nhiệt, đuối sức, nằm gục trên mặt đường. Các cơ quan chức năng đã kịp thời đưa 2 phụ nữ đến bệnh viện điều trị.

Trước những sự việc nêu trên, các cơ quan chức năng đã gặp gỡ, trao đổi với ông Thích Minh Tuệ về việc Nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; chính quyền các địa phương đã luôn quan tâm, tạo điều kiện để ông Thích Minh Tuệ được đi bộ và hành trình theo ý nguyện, song cần phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân và sự ổn định xã hội. Ông Thích Minh Tuệ đã nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của công dân, tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực.

Thế nhưng, ngay khi Ban Tôn giáo Chính phủ thông tin ông Thích Minh Tuệ tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực, các tổ chức như Việt Tân, Đài Á Châu Tự do, Chân trời mời media, Thời báo.de… liên tiếp công kích xuyên tạc rằng, việc ông Thích Minh Tuệ dừng khất thực do bị “trấn áp”, xuyên tạc chính quyền đang “vùi dập một người chân tu chân chính”, “áp đặt người dân không được sống đúng với tín ngưỡng, tự do tôn giáo”. Từ đó, các tổ chức này kêu gọi người dân lên tiếng phản đối chính quyền, cổ súy người dân tiếp tục xuống đường “khai phóng” đi theo Thích Minh Tuệ để đi tìm “thế giới của riêng mình”!

Với việc cổ xúy trào lưu “xuống đường đi theo thầy”, thậm chí bắt chước cách ăn mặc màu áo chắp vá, ôm lõi nồi cơm điện, đi chân đất từ Nam chí Bắc và ngược lại, kêu gọi mọi người bỏ công việc, nhà cửa ruộng vườn đi theo như thế thì cảnh tượng xã hội sẽ thế nào? Việc kêu gọi bộ hành khất thực như thế lâu dần sẽ định hình quan niệm tu là phải vô gia cư, lang thang ra đường ăn xin, ăn mặc rách rưới, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, hệ quả lâu dài biến xã hội thành rối ren, kinh tế đình trệ, đời sống hỗn loạn.

Để gia tăng các mâu thuẫn, hạ uy tín Phật giáo, họ đã bịa đặt, miệt thị đường hướng phục vụ “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xuyên tạc rằng, đó là tinh thần lệ thuộc Nhà nước của Giáo hội. Đài RFA tung video khai thác bình luận của một cựu nhạc sĩ có tiếng đã chạy ra hải ngoại với những lời lẽ phỉ báng, miệt thị Giáo hội Phật giáo và Nhà nước ta. Dựa vào thông tin trên mạng xã hội về việc cán bộ tại một địa phương ngăn cản đám đông bộ hành gây lộn xộn tại một nghĩa trang khi ông Thích Minh Tuệ đi qua thì trang fanpage Việt Tân đã giật tiêu đề “chính quyền không cho thầy Minh Tuệ dừng chân qua đêm”, vu cáo việc “đàn áp”, kích động nhiều người vào bình luận chống phá.

Bên cạnh đó, không ít facebooker, youtuber, tiktoker, hay influencer (người có ảnh hưởng) trên không gian mạng đã bất chấp sự thật, kiếm tiền bằng cách tung nhiều bài, nhiều video clip phỉ báng, miệt thị chư tăng ở các “chùa to Phật lớn”, kèm theo luận điệu rằng tu hành kiểu không chùa, không cúng dường, từ bỏ vật chất như ông Minh Tuệ mới là “thanh tịnh”, là “chân tu”. Họ đưa những thông tin sai sự thật về việc chính quyền cản trở không cho người dân được tự do thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời thổi phồng thành “thần tượng” nhằm đánh vào tâm lý hiếu kỳ của nhiều người, vì tò mò mà bỏ công sức, tiền bạc, thời gian đi theo ông Thích Minh Tuệ như hình với bóng. Điều này gây khó khăn cho các lực lượng chức năng phải căng mình để bảo đảm an ninh trật tự, nhất là vấn đề trật tự an toàn giao thông trên quốc lộ 1A, nhiều đoạn ùn tắc và làm phiền toái, ảnh hưởng đến công việc làm ăn, buôn bán của rất nhiều người dân.

Từ trước đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo và không theo tôn giáo của người dân; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Trong quá trình ông Thích Minh Tuệ đi khất thực, chính quyền các địa phương luôn tạo điều kiện để ông đi bộ, hành trình theo ý nguyện sống, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe. Vì vậy, việc tung tin chính quyền địa phương, lực lượng Công an cấm cản hay “trấn áp” ông Minh Tuệ, “vây ráp người dân”… là  những thủ đoạn xuyên tạc nhằm tạo làn sóng dư luận phẫn nộ, chống đối Đảng, Nhà nước. 

Đến nay, cơ quan Công an đã hỗ trợ ông Thích Minh Tuệ làm căn cước công dân để đảm bảo quyền công dân của mình. Đó là cách để chính quyền bảo vệ ông với tư cách là một công dân Việt Nam. Nay ông Minh Tuệ ngừng đi bộ khất thực nhưng ông vẫn là một công dân tu học theo lời dạy của Đức Phật, đơn giản chỉ là sự thay đổi phương thức, cách thức, hình thức tu tập. Đây cũng là cách để ông Thích Minh Tuệ có được không gian bình yên, an lành, tập trung cho việc tu tập của mình.

Qua phân tích những vấn đề nêu trên cho thấy, chiêu bài tín ngưỡng, tôn giáo luôn được các thế lực thù địch và số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước triệt để lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta, là vấn đề mang tính quy luật.

Hiện nay, thủ đoạn lợi dụng chống phá của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, lại được che đậy bởi vỏ bọc tôn giáo nên nhiều người khó phân biệt. Tính chất nguy hiểm ngày càng cao khi thủ đoạn này đã tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng của nhiều người theo đạo. Đây sẽ là tiền đề để khi có điều kiện, thời cơ, các đối tượng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, kích động, lôi kéo quần chúng tín đồ tham gia vào các hoạt động chống đối, gây mất ổn định chính trị, xã hội.

Do đó, mọi chức sắc, tín đồ tôn giáo nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động lên án những mưu đồ xấu của các đối tượng xấu. Đồng thời, tích cực tham gia đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá đất nước, góp phần làm cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đúng nghĩa, đúng luật. Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân, phân biệt rõ hoạt động tôn giáo và hành vi lợi dụng tôn giáo để kích động chống phá của kẻ xấu. Mọi hoạt động tôn giáo phải tuân thủ giáo lý, giáo luật, tuân thủ luật pháp, đem lại đời sống đạo pháp đúng nghĩa, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho đồng bào trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước.