Nhân dịp Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Tokyo (Nhật Bản) dự Lễ Quốc tang cựu Thủ tướng Abe Shinzo và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Lợi dụng sự kiện này, trước khi cuộc Hội đàm diễn ra, tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) đã gửi thư cho Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, kêu gọi nước Nhật nêu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Trong thư, HRW cho rằng: hiện Việt Nam đang giam giữ 164 tù chính trị; từ đầu năm 2022 đến nay, các tòa án ở Việt Nam đã kết án tù ít nhất 25 người vì dám lên tiếng chỉ trích Chính phủ, vận động cho nhân quyền, môi trường. Do đó, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vô cùng tồi tệ, cần được chính phủ Nhật Bản quan tâm và thúc đẩy thay đổi; đồng thời, còn quy chụp Việt Nam gia tăng “đàn áp nhà bất đồng chính kiến”(!). Để chứng minh cho nhận định này, HRW dẫn ra vụ Cấn Thị Thêu và hai con trai Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương làm ví dụ. Từ đó họ lập luận: Cấn Thị Thêu cùng Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương là những “nhà bất đồng chính kiến” và việc Việt Nam xử tù họ là “đàn áp người bất đồng chính kiến”, vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
Nếu “ai” chưa rõ thì Tre Việt xin nêu để mọi người biết rõ: Cấn Thị Thêu cùng hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là những đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Việt Nam. Những việc làm của ba mẹ con Cấn Thị Thêu thực chất là hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước. Do đó, việc các cơ quan chức năng của Việt Nam khởi tố, điều tra, đưa ra xét xử đối với Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương là việc làm cần thiết, nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ gây ra đối với xã hội. Ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những đối tượng vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Ở đây hoàn toàn không có chuyện bắt giữ, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp những nhà “bất đồng chính kiến” như những luận điệu mà HRW quy chụp. Cũng giốngnhư mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin nói riêng của người dân. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…”. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định, chứ không phải là tự do vô hạn độ, vô chính phủ.
Tre Việt khẳng định rằng, là tổ chức mang danh nhân quyền, nhưng lại lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, trong đó có Việt Nam đó là bản chất của HRW. Hơn thế, hiện nay Việt Nam đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liêp hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Do đó, hành động gửi thư cho Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đề nghị nêu về tình hình, nhằm xuyên tạc tình trạng nhân quyền tại Việt Nam là “vô cùng tồi tệ” không ngoài mục đích và mưu đồ gì khác là ngăn cản Việt Nam, kêu gọi Liên hợp quốc bác bỏ đơn ứng cử của Việt Nam.
Trên thực tế, việc bảo đảm cho mọi người dân được hưởng các quyền của mình, bảo đảm an sinh xã hội luôn là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nỗ lực hướng tới. Những chiêu trò của HRW dù có tinh vi, xảo quyệt tới đâu đi chăng nữa cũng không thể đánh lừa được dư luận, càng không thể phủ nhận được thành tựu và những đóng góp của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin nói riêng.
Và, kết quả Hội đàm ngày 26/9 vừa qua giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida là minh chứng khẳng định hành động của HRW là vô nghĩa. Bởi vì: tại cuộc Hội đàm này, nội dung trong thư mà HRW gửi tới đã không được đề cập; ngược lại Thủ tướng Kishida Fumio đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và qua đó gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cácl đạo cấp cao Việt Nam về những tình cảm và sự coi trọng đặc biệt dành cho đất nước và nhân dân Nhật Bản cũng như đối với cá nhân cựu Thủ tướng Abe; khẳng định Nhật Bản đặc biệt coi trọng quan hệ với Việt Nam và đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, vị thế, vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Trong bầu không khí hữu nghị, thân tình và tin cậy, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản; đồng thời, nhất trí về phương hướng lớn nhằm phát triển quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản năm 2023./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét