Ngày 25/8, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vì có đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (sinh năm 1978, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Kết quả , cấp phúc thẩm Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án đối với Phạm Đoan Trang.
Lợi dụng việc này, trang facebook Đài Á Châu Tự Do (RFA), đăng bài: “Nhà báo Phạm Đoan Trang phủ nhận cáo buộc, bị tuyên y án chín năm tù”, rêu rao: “Thân chủ của họ là công dân có ý thức trách nhiệm trước xã hội và cộng đồng, một nhà báo chân chính, dấn thân muốn lên tiếng về những vấn đề về môi trường, bất công, nhân quyền, bảo vệ phẩm giá con người … việc kết án của Toà án Nhân dân Thành phố Hà Nội trong phiên sơ thẩm là bất công và cần phải được xem xét để tuyên vô tội và trả tự do ngay tại toà... Nếu nỗ lực bào chữa của các luật sư để bào chữa cho bị cáo, sự lên tiếng của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế chưa làm thay đổi được quan điểm của cơ quan nhà nước và cơ quan toà án thì các ông cứ kết án cô Phạm Đoan Trang nhưng lịch sử sẽ xóa án cho cô ấy”. Đây là luận điệu nố bịch nhằm bao che, cổ súy cho hành vi phạm tội cũng như những “chiến tích” chống phá chính quyền nhân dân của Phạm Đoan Trang; đồng thời, xuyên tạc bản án do Tòa án các cấp đã tuyên phạt đối với Phạm Đoan Trang.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ ngày 16/11/2017 đến ngày 05/12/2018, bị cáo Phạm Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, bị cáo Đoan Trang còn trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.
Cụ thể, bị cáo Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”; “Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”. Cơ quan tố tụng xác định, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trước đó, tháng 12/2021, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án phạt 09 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điểm a, b, c, Khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Sau đó, bị cáo Trang có đơn kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Phạm Đoan Trang tiếp tục cho rằng mình không phạm tội và kêu oan.
Tuy nhiên, trên cơ sở xét hỏi công khai tại phiên phúc thẩm, căn cứ lời khai, tài liệu, kết quả giám định, Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định hành vi của bị cáo Phạm Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bản thân bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, bị cáo hiểu và biết rõ hậu quả hành vi vi phạm của mình, song vẫn tích cực thực hiện trong một thời gian dài nên cần phải xử phạt nghiêm minh. Tòa phúc thẩm nhận định, đủ cơ sở để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo. Và Hội đồng xét xử phúc thẩm cho rằng Tòa sơ thẩm tuyên án phạt đối với bị cáo Phạm Đoan Trang là đúng người, đúng tội, không oan, hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.
Việc kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho Phạm Đoan Trang của các tổ chức “nhân quyền” quốc tế, như: Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ân xá Quốc tế (AI), Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Văn bút Hoa Kỳ (PEN America) không chỉ là sự vô duyên đến nực cười, mà còn hoàn toàn vô ích. Bởi ai cũng biết: thực chất đây là một sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Hành động này cần bị đấu tranh, lên án, bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét