Những ngày qua, trong bối
cảnh cả nước nói chung và các tỉnh miền trung nói riêng phải gồng mình ứng phó
và khắc phục những hậu quả do thiên tai lũ lụt gây ra thì tổ chức khủng bố Việt
Tân lại lợi dụng vấn đề này để tiếp tục các hoạt động xuyên tạc, chống phá Việt
Nam. Cụ thể, ngày 03 tháng 12 năm 2021, trang facebook Việt Tân đã đăng tải bài
viết “ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO TRỜI” với nội dung “Lụt không phải do nước biển dâng mà
là do nước không thoát ra biển được, lũ về nhanh và và xả lũ bất ngờ từ những
thủy điện bậc thang tham tích nước” và còn cho rằng lỗi của việc lũ lụt ở miền
Trung là lỗi của Chính quyền “Và những người xả lũ vẫn dùng một từ thật mỹ
miều: "điều tiết". Họ lẽ ra phải dự báo được kịch bản mưa trước đó cả
tuần để có thể "điều tiết" sớm đúng với mỹ từ mà họ đang dùng, thay
vì "điều tiết" khi nước đã tràn hồ và người dân thì bì bõm trong nước
mênh mông”.
Trên thực tế, mưa bão, lũ
lụt là hình thái tự nhiên, do thiên nhiên tạo ra, không ai mong muốn xảy ra
nhưng lại không thể tránh được. Thông thường, mưa, bão ở hạ du có lượng nước
lớn, nước biển dâng lên nên khi có mưa lũ về từ thượng nguồn, các hồ thủy điện,
thủy lợi phải thực hiện các quy trình điều tiết xả lũ một cách hợp lý, vừa bảo
đảm an toàn công trình, vừa giảm thiệt hại cho hạ du. Việt Tân lại cho rằng
“nước lụt không phải do nước biển dâng mà là do nước không thoát ra biển được,
lũ về nhanh và xả lũ bất ngờ từ những thủy điện bậc thang tham tích nước” và do
các hồ thủy điện “đồng loạt xả nước” mà không báo cho người dân biết.
Về vấn đề này, PGS, TS Vũ
Thanh Ca, giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội, nguyên
Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam
đã có dẫn chứng khá dễ hiểu, chứng minh “không có đập thủy điện, lũ vẫn thế,
thậm chí cao hơn”, cụ thể: “Ta cứ làm thí nghiệm, lấy một cái chậu đang có một
ít nước, cho một vòi nước vào đó và cho nước chảy vào chậu. Ban đầu ít nước,
nước giữ trong chậu. Sau đó, mực nước trong chậu tăng lên, tới lúc tràn. Đây là
“xả lũ”. Lúc này, lượng nước từ vòi vào chậu sẽ bằng mực nước xả ra và mực nước
trong chậu không đổi. Thủy điện chính là cái chậu đó. Cái chậu đó tích được
thêm một ít nước, nhưng không sinh thêm ra nước để đổ ra ngoài. Nếu phía cuối
sân có chỗ trũng thì rõ ràng là nước chảy qua chậu sẽ gây ngập...”, PGS, TS Vũ
Thanh Ca phân tích và khẳng định, không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện
làm tăng lũ; đối với nhiều trường hợp, không có hồ thủy điện, lũ cao hơn rất
nhiều! Hơn nữa nếu để nước chảy hết ra biển trong mùa mưa thì khi mùa khô đến lấy
đâu ra nước để phát triển nông nghiệp?
Mặt khác nói “thủy điện
bậc thang tham tích nước” là hoàn toàn sai. Thủy điện chính là một nguồn năng
lượng sạch có vai trò rất quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện, tổng công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện là 20.568MW, chiếm tỷ
trọng 36,3% tổng công suất đặt các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia. Các
nhà máy thủy điện tại các tỉnh cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
địa phương theo hướng tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Thêm một số dẫn chứng cụ
thể là các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang… đã
chống lũ rất hiệu quả cho khu vực Đồng bằng sông Hồng. Nếu không có các công
trình trên thì Đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội sẽ thường xuyên
phải đối mặt với lũ lụt, mà điển hình như trận lũ vào các năm 1969, 1971 đã gây
ra nhiều thiệt hại lớn...
Như vậy, rõ ràng thủy
điện không phải nguyên nhân gây ra lũ, hơn nữa bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị trong phòng, chống, khắc phục lũ lụt, thủy điện cũng phát huy
được tác dụng điều tiết, cắt lũ, qua đó làm hạn chế mức thiệt hại do lũ gây ra
và việc Việt Tân bịa đặt, đổ lỗi cho thủy điện xả nước gây ra lũ là hoàn toàn
phản khoa học. Đây là âm mưu nhằm hạ thấp uy tín và làm mất lòng tin của Nhân
dân vào Chính quyền và Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Với thủ đoạn hèn hạ của Việt
Tân, mỗi người dân chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác. Tìm hiểu rõ nguyên
nhân và thông tin từ các nguồn tin chính thống khi tiếp cận các thông tin trên
môi trường mạng.
GNDL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét