Dịch bệnh COVID-19 diễn
biến phức tạp, người lao động mất việc, giảm lương, hoạt động kinh doanh đình
đốn khiến đời sống ngày càng khó khăn, eo hẹp. Từ đây, đã xuất hiện nhiều đối
tượng lừa đảo thông qua mạng xã hội ZALO (MXH phổ biến đứng thứ 2 tại Việt Nam
chỉ sau Facebook với hơn 60 triệu người dùng) để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
người dùng với thủ đoạn mới rất tinh vi, chỉ cần một chút mất cảnh giác đã
khiến nhiều người sử dụng mạng xã hội ZALO "sập bẫy", mất tiền.
Chiêu thức mới của các
đối tượng là lập một tài khoản Zalo tương tự và sử dụng hình ảnh của người dùng
để làm hình đại diện. Trong Zalo đó, sẽ cập nhật danh sách bạn bè gần y hệt
Zalo chính người dùng. Sau đó, đối tượng sẽ dùng Zalo giả mạo để nhắn tin mượn
tiền từ bạn bè trong danh bạ với số tiền (10 triệu, 5 triệu,...) tuỳ vào hoàn
cảnh và mối quan hệ với người được hỏi. Điều đáng nói là các đối tượng tinh vi
đến mức dù nạn nhân có gọi video đến để kiểm tra thì bên kia lập tức cắt ghép
hình ảnh, giọng nói y hệt người dùng hiện lên và sau đó sẽ là mạng chập chờn.
Đối tượng sẽ thông báo ở đây sóng yếu nên yêu cầu phải nhắn tin. Từ đó, nạn
nhân tưởng thật và bị “sập bẫy”. Ngoài ra, bằng hình thức lừa đảo tinh vi và
chuyên nghiệp một số đối tượng lừa đảo còn tạo sẵn một tài khoản ngân hàng có
tên không dấu giống với tên tài khoản Zalo nên nhiều người đã không nghi ngờ mà
bấm nút chuyển tiền.
Để giải thích cho trường
hợp hack tài khoản Zalo hay lập tài khoản giả mạo bằng cách lấy hình ảnh nạn
nhân, lập nick, kết bạn; TS. Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội An toàn thông
tin phía Nam (VNISA phía Nam) cho biết bốn trường hợp thường xảy ra nhất đó là:
- Thứ nhất, kẻ gian có
thể đã lấy được nick của nạn nhân hoặc giả lập tài khoản Zalo của nạn nhân
trước đó.
- Thứ hai, đối tượng lừa
đảo đã kiểm soát được một tài khoản cloud nào đó của nạn nhân.
- Thứ ba, đối tượng đã
cài đặt được một ứng dụng/app nào đó lên điện thoại của nạn nhân.
- Thứ tư, tài khoản giả
mạo chính là người quen của nạn nhân và đang tham gia một nhóm nào đó cùng nạn
nhân và có tất cả danh bạ chung trong nhóm.
Ngoài ra, hiện nay người
dùng điện thoại thông minh thường cài đặt rất nhiều ứng dụng như game, các ứng
dụng hỗ trợ chỉnh sửa ảnh, app tài chính, các công cụ tiện ích... Các app này
đều có quyền truy cập vào danh bạ, hình ảnh và thu thập nhiều thông tin khác
của nạn nhân. Sau đó, bán thông tin này dưới dạng "social listening"
(phương tiện quản lý truyền thông lắng nghe và theo dõi người dùng) cho đối tác
thứ ba. Nếu không cẩn thận, người dùng rất có thể sẽ bị "tin tặc",
lấy mất tài khoản và chúng sẽ lợi dụng các thông tin để trục lợi
Do đó, để tránh trở thành
nạn nhân của các hành vi lừa đảo trực tuyến, mỗi cá nhân sử dụng mạng xã hội
cần phải hết sức cẩn trọng và cảnh giác, không tin bất cứ điều gì khi chưa được
kiểm chứng. Trước khi được phía Zalo đưa ra cảnh báo về những chiêu trò lừa
đảo, Góc nhìn Người Đà Lạt khuyến cáo người dùng nên tự bảo vệ mình bằng các
cách sau:
- Không nên tò mò tải về
những ứng dụng không rõ nguồn gốc, không click vào những đường link lạ.
- Khi nhận được những tin
nhắn như nhờ chuyển khoản hộ hay nạp tiền điện thoại,…, trước khi chuyển tiền
cần liên hệ trực tiếp người dùng đó để xác nhận xem có phải mạo danh hay
không?.
- Tuyệt đối giữ bí mật
thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin, số điện thoại, địa chỉ nhà ở,
thông tin về tài khoản ngân hàng,… cho bất kỳ người lạ nào gọi hay nhắn tin
đến.
#gocnhinnguoidalat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét