Chúng ta ai cũng biết
ít nhiều về vụ án Lê Quang Huy Phương – Nguyên là bác sĩ, Trưởng bộ phận chăm
sóc da thuộc Khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Huế có hành vi h/iếp d/âm, cố ý
gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật đối với nữ điều dưỡng DHTT, là
đồng nghiệp của Phương, xảy ra vào ngày 17/9/2019, tại khu B chung cư Đống Đa,
phường Phú Nhuận, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Báo chí cũng đã tốn
rất nhiều giấy mực cho vụ án này trong hơn 02 năm qua, nhưng tin chắc rằng còn
nhiều điều trong vụ án mà nhiều người chưa thể biết được. Một nhân viên cấp
dưới được cấp trên yêu cầu trực tiếp đưa thuốc đến cho mình tại nhà riêng. Dù
bao nhiêu lo lắng trước khi đi nhưng chị T không bao giờ nghĩ đến việc mình bị
cấp trên chốt khóa cửa trong phòng, đánh đập, đe dọa, hành hạ hơn 73 phút.
Khi ra về, trên người
mang đầy thương tích mà tất cả đồng nghiệp không ai có thể tin được bạn mình
trước đó là một người lành lặn, được yêu cầu đưa thuốc đến cho một vị lãnh đạo
cấp trên trực tiếp. Với sự đau đớn cực độ, đang giữ một chứng cứ quan trọng
nhưng chị Thủy rất hoang mang, không dám tiết lộ với ai về cái chứng cứ đó, chỉ
vì cho rằng mình là người cấp dưới, thân phận bé nhỏ, đơn phương, nếu tiết lộ
ra “lỡ bị thủ tiêu chứng cứ đó thì sao”.
Chị không ngờ mình
chưa báo cho ai thì cơ quan chức năng đã vào cuộc. Chị Thủy được tiến hành các
biện pháp điều tra theo luật định, từ đây trong suy nghĩ của chị Thủy dần dần
hình thành niềm tin đối với các cơ quan chức năng, và cũng tin rằng không có ai
là “ranh giới” để cơ quan chức năng dừng lại. Việc bàn giao cái chứng cứ quan
trọng của vụ án thì chị Thủy chưa thể tin ai để thực hiện mà chỉ bàn giao bản
sao. Sau 8 ngày, thì kẻ thủ ác đã bị bắt tạm giam.
Từ đây, chị Thủy mới
dần dần tin tưởng vào cơ quan chức năng để phối hợp trong điều tra làm rõ vụ
án. Thế nhưng, trong hơn 02 năm qua, có rất rất nhiều bài viết trên các trang
mạng xã hội, nhiều quan điểm của những người tham gia tố tụng cho rằng cơ quan
tiến hành tố tụng cố ý dựng chuyện để đưa Lê Quang Huy Phương vào tù?
Riêng cơ quan tiến
hành tố tụng, để thực hiện chức năng bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật thì luôn
luôn đối mặt với những luận điệu nghi ngờ, xuyên tạc, bôi xấu nhằm hạ uy tín
bằng mọi hình thức, thủ đoạn. Tuy vụ án thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét
xử của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện nhưng sau hơn 01 năm 02 tháng
mới được xét xử sơ thẩm. Và đến hơn 2 năm mới đưa ra xét xử phúc thẩm.
Điều đáng nói là trong
suốt thời gian đó, các trang mạng xã hội luôn đưa lên những thông tin trái
chiều đối với bị hại, thậm chí đưa cả các chứng cứ quan trọng của vụ án, ảnh
hưởng đến danh dự của một bị hại trong vụ án “h/iếp dâm”, bất chấp mọi quy định
của pháp luật về quy định điều tra, truy tố, xét xử “thân thiện”, “kịp thời”
đối với những vụ án xúc phạm nhân phẩm, danh dự con người.
Khi được hỏi về điều
này, chị T. không cầm được nước mắt nói rằng: “em không thể chịu nổi, trong 02
năm qua các trang mạng xã hội luôn đưa em lên trang báo, với nhiều lời bình
phẩm, biến em thành kẻ thủ đoạn, em không thể chịu nổi...” Một vụ án thuộc thẩm
quyền cấp huyện thụ lý, nhưng chỉ ở giai đoạn điều tra đã có 8 luật sư đăng ký
bào chữa cho bị can, thuộc các Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Thừa Thiên Huế và Hà Nội.
Trong đó có những Luật
sư đã từng tham gia bào chữa cho những bị can nguyên là lãnh đạo cao cấp của
Đảng. Về phía bị hại, có 02 luật sư tại Huế đăng ký bào chữa miễn phí. Còn “đặc
biệt” hơn là có luật sư đang trong thời gian bị tạm đình chỉ tư cách luật sư
thành viên do vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư nhưng được
tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.
Kết quả xét xử sơ thẩm
tuy đã bị kháng nghị nhưng qua kết quả tuyên án, Hội đồng xét xử đã không công
nhận thương tích “Đa tổn thương phần mềm nhiều vùng trên thân thể (mặt, cổ,
ngực, lưng, hai tay, hai chân) gây bầm tụ máu, dập cơ: 09%” của bị hại.
Vì cho rằng Thông tư
số: 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ
lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định Pháp y, giám định Pháp y tâm thần
không quy định thương tích phần mềm gây bầm tụ máu dập cơ là có % thương tích.
Trong khi đó tại mục VIII của chương 9, Thông tư 20 quy định:“Vết thương chưa
thành sẹo được tính như sẹo vết thương phần mềm”mà Hội đồng xét xử sơ thẩm vẫn
bỏ qua quy định này để bác đi 9% thương tích của bị hại.
Nay thì Viện Pháp Y
Quốc gia Việt Nam, là cơ quan“ được đưa ra những kết luận làm cơ sở pháp lý cho
các cơ quan chức năng xem xét, xử lý những trường hợp vi phạm về chuyên môn
nghiệp vụ chuyên ngành pháp y theo phân cấp và quy định của pháp luật” đã kết
luận việc giám định 9% của bị hại là đúng. Nên kết quả tuyên án của phiên phúc
thẩm sắp đến sẽ là căn cứ để nhân dân tin vào cơ quan chức năng, tin vào Đảng
và pháp luật của Nhà nước ta.
Hội đồng xét xử cũng
không công nhận bị cáo phạm tội bắt giữ người trái pháp luật vì cho rằng ở phút
49, khi bị hại không còn áo, quần gì trên thân nhưng vẫn cố tìm mọi cách để mở
cửa chạy trốn thì Lê Quang Huy Phương chỉ kéo bị hại vào lại là nhằm mục đích
để bị hại mặc lại áo quần mà không nhằm mục đích bắt chị lại nên không phạm tội
bắt người trái pháp luật.
Thực tế khi bị hại bỏ
chạy là vì muốn trốn cho được cảnh hành hạ, đánh đập nhưng không may đã bị
Phương phát hiện nên chạy theo chụp tóc kéo lại vào phòng, chốt cửa lại, ngay
lập tức đánh cho bị hại một trận “thừa sống thiếu chết” đến khi bị hại không
còn có thể chống cự nữa mới thôi và không cho bị hại ra về. Chúng ta chỉ hỏi
rằng nếu Lê Quang Huy Phương không chạy theo bắt chị T lại thì chị có tự nguyện
vào lại cái phòng quái ác đó không, có bị đánh thêm một trận nhừ người nữa
không?
Trong vụ án hình sự,
phần bồi thường dân sự vừa thể hiện trách nhiệm đồng thời là nghĩa vụ, mang
tính đạo đức, nhân văn, của người phạm tội hoặc gia đình họ. Cũng là một phần
bù đắp những tổn thương về vật chất và tinh thần cho người bị hại. Trước phiên
tòa sơ thẩm, tuy không ai yêu cầu nhưng gia đình Lê Quang Huy Phương tự nguyện
đến Chi Cục thi hành án dân sự thành phố Huế để giao nộp Bảy mươi triệu đồng
bồi thường cho bị hại.
Tưởng chừng đây là
hành động thể hiện đạo đức, nhân văn và trách nhiệm giữa con người với con
người, đồng thời để Lê Quang Huy Phương được hưởng một tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, mong muốn có một bản án nhẹ hơn. Tuy nhiên, từ khi cơ quan chức
năng công nhận cho Phương được hưởng một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
từ công lao cách mạng của đời ông cha thì đến ngày xét xử sơ thẩm, số tiền
70.000.000đ trên được thu hồi, bởi lý do là không đồng ý bồi thường nữa.
Tại phiên Tòa, bị hại
cũng không yêu cầu bồi thường bất kỳ con số nào. Thế nhưng, trước khi phiên tòa
phúc thẩm dự kiến mở ra, cả luật sư và gia đình Lê Quang Huy Phương đã tìm mọi
cách gặp bị hại và gia đình bị hại, nhờ sự sắp xếp của cơ quan có thẩm quyền,
hai bên đã gặp nhau để thương lượng bồi thường cho bị hại, đổi lại là đơn rút
yêu cầu khởi tố của tất cả các tội danh, rút tất cả kháng cáo bản án sơ thẩm.
Kết quả gia đình Lê
Quang Huy Phương đã bỏ ra số tiền gấp 10 lần so với con số tự nguyện trước đó
để đổi lại một đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi tố, rút toàn bộ kháng cáo của bị
hại. Việc rút yêu cầu khởi tố và nhận tiền bồi thường là quyền của đôi bên được
pháp luật quy định. Tuy nhiên, với tâm trạng mệt mỏi, vụ án kéo dài hơn 2 năm
mà chưa kết thúc, cùng với chiến lược truyền thông trái chiều của gia đình Lê
Quang Huy Phương tấn công vào bị hại thì liệu việc bị hại rút yêu cầu khởi tố
đó có hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc là điều chưa biết đến của vụ án
này (mà Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ trả lời cho chúng ta). Gia đình Lê Quang
Huy Phương từ việc tự nguyện bồi thường 70.000.000đ, sau đó không đồng ý bồi
thường đồng nào nay lại tự nguyện bồi thường gấp 10 lần con số đó. Liệu rằng
đây là một sự ăn năn hối cải hay là một cạm bẫy được giăng ra cũng là điều chưa
biết về sau?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét