Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đã hoàn thiện và trình Chính phủ Dự thảo nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Cần đảm bảo đúng
luật, phù hợp với đạo đức xã hội
Trong đó, dự thảo
đã bổ sung quy định chế tài đối với các cá nhân đứng ra quyên góp làm từ thiện.
Đây là quy định hết sức quan trọng để tránh những tranh cãi khi các khoản đóng
góp gửi đến các cá nhân nhưng không được công khai, minh bạch.
Trước đó, Nghị định
số 64/2008/NĐ-CP quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn
đóng góp tự nguyện, thời gian qua đã góp phần hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả,
ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, Nghị định cũng đã bộc lộ một số bất cập trong quá
trình tổ chức thực hiện, như việc đã không còn đồng bộ với một số quy định pháp
luật hiện hành.
Đáng chú ý, phạm
vi điều chỉnh của Nghị định chưa bao quát hết công tác vận động, tiếp nhận,
phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. Đồng thời, chưa điều chỉnh đối với
hoạt động của quỹ từ thiện, cơ sở y tế, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận
nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Điều này khiến cho
thời gian gần đây, câu chuyện một số nghệ sỹ quyên góp từ thiện nhưng không thực
hiện gây nhiều tranh cãi và dư luận không tốt trong xã hội.
Hơn nữa, theo Bộ
Tài chính, thời gian để tổ chức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau
mỗi đợt thiên tai, sự cố theo quy định hiện nay là không quá 60 ngày được các địa
phương nhận định là còn ngắn. Cùng với đó, việc chưa bao quát các nguồn chi
cũng đang là bất cập.
Do đó, Bộ Tài
chính đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân
phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên
tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Tại dự thảo Nghị định
này, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung thêm 2 chính sách gồm: về cá nhân tham gia vận
động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu
quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước và về vận động, tiếp nhận và sử dụng
nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Theo ông Võ Thành
Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), cá nhân khi vận động, tiếp
nhận nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố
trong nước, thì phải thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú về mục
đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động...
Đồng thời, khi
phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với
UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để được hướng dẫn, phối hợp phân phối, sử dụng nguồn
đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.
Cũng theo dự thảo
nghị định, các khoản đóng góp tự nguyện này phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Cá nhân tổng hợp đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật
đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp
nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có) và thực hiện công khai trên các
phương tiện truyền thông.
Ngoài ra, Dự thảo
nghị định nêu rõ, khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để
hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo đến UBND
xã/phường/thị trấn nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động,
tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật).
Cá nhân có trách
nhiệm phối hợp với UBND nơi tiếp nhận hỗ trợ để xác định phạm vi, mức, thời
gian hỗ trợ và những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể. Toàn bộ nguồn
đóng góp tự nguyện được phân phối, sử dụng theo đúng mục đích của từng cuộc vận
động, tiếp nhận. Những khoản vận động, tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể,
cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo đúng cam kết.
Báo CAND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét