Các cơ quan chức năng đang dốc sức chuẩn bị cho Ngày hội lớn của toàn dân
Ngày 23/5/2021,
toàn dân ta sẽ tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là sự kiện chính trị to lớn, có ý
nghĩa rất quan trọng, được Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các cấp, các ngành chuẩn bị bài bản, chặt chẽ, đúng luật định.
Chậm nhất là ngày
28/4, danh sách chính thức những người ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước và những người ứng cử đại biểu Hội
đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử tại địa phương sẽ được công bố trước quốc
dân đồng bào.
Với một quy trình
năm bước, ba vòng hiệp thương, công tác chuẩn bị bầu cử được tiến hành cẩn trọng,
kỹ lưỡng, công khai, dân chủ, đúng trình tự luật định, nhằm lựa chọn ra những ứng
cử viên ưu tú, xứng đáng nhất cho toàn dân bầu chọn. Trong đó, việc lấy ý kiến
nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử chính là nhằm phát huy
quyền làm chủ của cử tri, tạo điều kiện để cử tri đóng góp ý kiến toàn diện,
bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý đối với người ứng cử. Người ứng cử sẽ
không thể trở thành người đại biểu của nhân dân một khi chưa được sự tín nhiệm
của cử tri nơi công tác và nơi cư trú.
Điều 22 về Tiêu
chuẩn đại biểu Quốc hội tại Luật Tổ chức Quốc hội quy định rõ: “Trung thành với
Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt,
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản
lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu,
hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn
hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực
hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến
của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của
Quốc hội.”
Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân cũng quy định rõ: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là
người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp
hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý Nhà nước”.
Phó Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực khẳng định: “Chất lượng
hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của
những người ứng cử. Vấn đề tiêu chuẩn, đạo đức, năng lực, trình độ của những ứng
cử viên rất được quan tâm. Những người được chính thức giới thiệu ứng cử đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải được sự tín nhiệm của cử tri nơi
công tác, nơi cư trú.”
Theo Điều 45 Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, tại Khoản 3 ghi rõ: “Tại
hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhận
xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ
tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.”
Thế nên, với mỗi
công dân, việc được tín nhiệm giới thiệu ứng cử, được lựa chọn, trở thành một đại
biểu dân cử ở cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở Trung ương cũng như cơ quan
quyền lực Nhà nước tại địa phương, là một vinh dự to lớn!
Trong khi đó, các
thế lực thù địch lại bằng mọi chiêu bài, thủ đoạn nhằm phá hoại cuộc bầu cử
Cứ mỗi dịp diễn ra
sự kiện chính trị lớn của đất nước thì những phần tử chống đối, cơ hội chính trị,
những kẻ núp bóng “dân chủ, nhân quyền” lại điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước,
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bằng những luận
điệu xuyên tạc, vu khống, đi ngược lại mong muốn và lợi ích của nhân dân ta.
Chúng tìm mọi mọi chiêu bài, thủ đoạn nhằm phá hoại cuộc bầu cử, tìm cách phủ
nhận bản chất tốt đẹp của chế độ ta; xuyên tạc công tác nhân sự, xuyên tạc chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta.
Lợi dụng sự đảm bảo
dân chủ trong hoạt động bầu cử, các quyền hiến định được thực thi trên thực tế ở
Việt Nam, chúng dở chiêu trò “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội, với mục tiêu “cài cắm”
các phần tử cơ hội chính trị, những kẻ núp bóng “dân chủ, nhân quyền” vào cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất để dễ bề chống phá.
Song tự biết bản
thân không đủ uy tín, không đủ tiêu chuẩn trở thành người đại biểu của dân, đặc
biệt là các tiêu chuẩn trung thành với Hiến pháp, gương mẫu chấp hành pháp luật.
Bởi vậy, chúng cố tình bịa đặt, ngụy tạo vỏ bọc che giấu bản chất, hành vi chống
phá Đảng, Nhà nước, chống phá cuộc bầu cử. Chúng rêu rao trên mạng xã hội rằng:
“Hội nghị cử tri nơi cư trú là nơi để đấu tố, lên án, loại bỏ người tự ứng cử;
không có cửa cho các ứng cử viên tự do”… Cố tình gây nhiễu loạn thông tin, gieo
rắc sự hoài nghi về tính dân chủ của cuộc bầu cử, tạo cớ xuyên tạc, chống phá Đảng,
Nhà nước, phá hoại cuộc bầu cử, bọn chúng ra rả hô hào, kích động người dân “tẩy
chay”, không đi bầu cử.
Mới đây, Công an
thành phố Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam Lê Trọng Hùng (sinh năm 1979, trú tại
phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) và Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố, bắt tạm
giam Trần Quốc Khánh (sinh năm 1960, quê quán xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình, đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội), về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,” quy định
tại điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mọi hành vi sai phạm
đều sẽ bị xử lý nghiêm minh, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và phải
chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình. Ấy vậy mà các phần tử chống đối
lại trơ trẽn xuyên tạc , bóp méo bản chất vụ việc, vu khống rằng, việc khởi tố,
bắt tạm giam các đối tượng trên nhằm ngăn chặn việc tự ứng cử…
Những luận điệu
xuyên tạc, bịa đặt đó chỉ là những luận điệu lạc lõng
Trước một sự thật
đang hiển hiện từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước Việt Nam, đó là cả hệ thống
chính trị và toàn dân đang tích cực, phấn khởi hướng về Ngày hội non song –
Ngày toàn dân đi bầu cử 23/5/2021 thì những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đó chỉ
là những luận điệu lạc lõng
Tham gia bầu cử là
quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân theo luật định. Đó là cách thức người dân thực
hiện quyền của mình, lựa chọn ra những đại biểu mà mình tín nhiệm để tham gia
vào các cơ quan dân cử, trong đó cao nhất là Quốc hội.
Ngay từ những ngày
đầu lập nước, khi nói về bầu cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tổng tuyển
cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức,
để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo việc
nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không
phân chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là
công dân Việt Nam đều có hai quyền đó.”
Điều mà ai cũng nhận
thấy là Quốc hội của chúng ta đang hoạt động ngày càng có hiệu quả cao hơn. Các
quyết sách phát triển đất nước ngày càng được bàn thảo, cân nhắc kỹ càng, khách
quan, khoa học và chế độ trách nhiệm được xác lập rõ ràng hơn.
Đây là sự phản ánh
chân thực và khách quan về chất lượng hoạt động của những người đại biểu do
toàn dân bầu chọn. Mang trên mình trọng trách trước cử tri, nhân dân, họ đã
phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, năng lực, trí tuệ và khát khao cống hiến,
thường xuyên gắn bó mật thiết với cử tri, nhân dân.
Họ trăn trở trước
những trước tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri, cũng như những vấn đề thực
tiễn nóng bỏng, để phản ánh và đề xuất những giải pháp sát thực, căn cơ, mang
theo hơi thở cuộc sống vào nghị trường trong từng nội dung Quốc hội xem xét,
quyết định.
Một Quốc hội vững
mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả như vậy, với bề dày truyền thống 75 năm lịch
sử, chắn chắn phải được xây dựng, trưởng thành trên một cơ chế bầu cử dân chủ,
công khai, minh bạch./.
Nguồn: Báo TH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét