Ngày 8/3 tới đây, phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án Đồng Tâm sẽ được bắt đầu. Dư luận rất quan tâm và mong muốn sẽ có một bản án thật nghiêm minh để trừng trị những kẻ thủ ác. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những tiếng nói lạc loài, đi ngược lại mong muốn chung của cộng đồng. Và trong số đó có Mạc Văn Trang!
Có thể nói, cái
tên Mạc Văn Trang, dư luận không quá còn xa lạ - một Phó Giáo sư, Tiến sỹ từng
có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi nghỉ hưu năm 2002 với
hơn 54 năm tuổi Đảng. Tên tuổi của Mạc Văn Trang đã nổi tiếng hơn sau khi gắn với
những tên trở cờ, suy thoái về chính trị như: Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Nguyễn
Nguyên Bình, Nguyễn Thị Kim Chi…
Mạc Văn Trang sinh
năm 1940 tại làng Vũ La, xã Nam Đồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương nơi có nhà
thờ Mạc Đĩnh Chi (ông tổ dòng họ Mạc - người đầu tiên là Lưỡng quốc trạng
nguyên của nước ta), nhưng những năm gần đây Mạc Văn Trang đã làm ô uế, xấu mặt
dòng họ Mạc. Đối tượng này đã thường xuyên thể hiện tư tưởng chống đối Đảng, chống
đối chính quyền khi luôn đăng tải, chia sẻ các bài viết trên trang facebook cá
nhân nhiều bài viết với cái nhìn tiêu cực, phiến diện, phản đối đường lối lãnh
đạo đất nước của Đảng.
Khi xảy ra vụ việc
Đồng Tâm, ông ta cùng các đối tượng chống đối chính trị khác về Đồng Tâm để “lấy
hình ảnh”, viết bài xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, cố ý đưa những
thông tin sai sự thật để đánh lừa dư luận.
"
Với phiên toà phúc
thẩm xét xử vụ án Đồng Tâm tới đây, Mạc Văn Trang lại lớn tiếng cho rằng “không
thực nghiệm hiện trường, không có quyền kết án". Thật nực cười với kẻ
"sĩ" như ông ta, không hiểu biết về pháp luật mà học đòi góp ý về
pháp luật, bởi lẽ:
Thứ nhất, pháp luật
không quy định “thực nghiệm hiện trường” mà chỉ có “thực nghiệm điều tra”. Nói
thế để biết ông ấy kiến nghị về luật pháp nhưng không hiểu gì về pháp luật.
Thứ hai, giả như
ông Trang gọi đúng tên thì không phải vụ án nào pháp luật cũng quy định phải
“thực nghiệm điều tra”
Tại Điều 204 Bộ luật
Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định về thực nghiệm điều tra (TNĐT) như
sau:
“1. Để kiểm tra,
xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan
điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại
hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến
hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc,
chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Nghiêm cấm việc thực
nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của
người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác”
Vậy việc ông Trang
cứ đòi phải có thực nghiệm điều tra mới có quyền kết án là không có căn cứ. Đối với các vụ án đã đủ chứng cứ, không còn
nghi vấn cần xác minh thì pháp luật không quy định TNĐT.
Nhất là vụ việc
như vụ án Đồng Tâm mà thực nghiệm thì sẽ “xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người
khác” (phải diễn lại cảnh bị thiêu dưới giếng trời, dù chỉ là một con vật thì
cũng quá độc ác chưa kể con người).
Thứ ba, buồn thay
cho ông Trang, vì mù quáng bênh vực mấy kẻ thủ ác mà không màng đến sự hy sinh
của lực lượng chức năng, những chiến sỹ công an ngã xuống giữa thời bình.
Mang danh Phó giáo
sư, đầu hai thứ tóc, đáng lẽ ông phải là người cầm cân, nảy mực, nói những lời
chuẩn mực, công bằng để công chúng nghe theo, tâm phục khẩu phục. Đằng này ông
lại chỉ nói những điều tai ngược để hàng nghìn, hàng vạn người khác xem thường,
đánh giá.
Những kẻ “sĩ” vô ơn như ông ta rồi cuối cùng
cũng sẽ đến cái đích giống như những người đã đứng ngoài lợi ích chính đáng của
dân tộc và Nhân dân mà thôi‼‼‼
#DĐCPĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét