Những ngày này, cả
hệ thống chính trị đang tích cực triển khai tiến trình bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì trên các trang mạng xã hội lại
xuất hiện những tiếng nói lạc lõng, thiếu thiện chí, đưa thông tin bịa đặt, xuyên
tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử, cho rằng Cuộc bầu cử do
Đảng Cộng sản lãnh đạo là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật,
là ngăn cản quyền bầu cử của công dân, rằng “Bầu cử chỉ là màn kịch dân chủ do
Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc
diễn trong bầu cử”; xuyên tạc cơ chế trong bầu cử, ứng cử; bôi nhọ ứng cử viên
là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, đảng viên; cổ xúy ứng cử viên tự
do, đối tượng chống đối ứng cử, kích động tẩy chay bầu cử…
Các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc phát biểu của đồng chí Chủ tịch Quốc hội
“Cơ cấu kết hợp phấn đấu số đại biểu người ngoài Đảng là từ 25-50 đại biểu” tại
Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất do UBTW Mặt trận Tổ quốc tổ chức, chúng cho rằng
các hội nghị hiệp thương “chỉ là để thu hút sự chú ý của dư luận, những người
ngoài Đảng này chỉ đóng vai trò làm kiểng rất đẹp cho một hình thức đoàn kết rẻ
tiền của chế độ”; “Quốc hội chỉ có nhiệm vụ là tích cực giơ tay biểu quyết những
dự luật do Chính phủ đưa ra mà hầu hết những dự luật này đều do các bộ thuộc
Chính phủ soạn thảo”. Xuyên tạc Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 về
việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất,
xây dựng kinh tế là “hình thức chia chác quyền lợi cho tay sai”, “mua chuộc sự
trung thành của hai trụ cột chống đỡ chế độ độc tài”, “đất dân sẽ bị công an và
quân đội cướp”.
Xuyên tạc công tác
bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, chỉ trích
cơ quan, hội đồng các cấp giới thiệu đề cử các đại biểu không theo ý nguyện của
người dân, thiếu trình độ và trách nhiệm. Đáng chú ý, facebook “Tran Quoc
Khanh”, “Lê Dũng Vova” cho biết đã chuẩn bị xong hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội
khóa XV, với mục đích nhằm tranh cử đại biểu Quốc hội để được tham gia xây dựng
luật và soạn thảo kế hoạch hoạt động của đất nước, dự định thông qua các diễn
đàn trên mạng xã hội để “quảng bá” tranh cử.
Đối tượng Lê Trọng
Hùng phát tán bài viết “Tự tranh cử ĐBQH là một đòi hỏi của dân tộc vì thế đó
là bổn phận của công dân” trên facebook cá nhân. Nội dung bài viết ra sức phê
phán các ĐBQH hiện nay, đồng thời tự cho rằng mình là mẫu “công dân gương mẫu,
công dân chuẩn mực, công dân thuần chủng” mà được Hùng gọi chung là “đại công
dân”, qua đó kêu gọi những “đại công dân” như Hùng sẵn sàng tham gia việc tự ứng
cử ĐBQH trong nhiệm kỳ sắp tới, trong khi đó Hùng là đối tượng có “tiền án”, đã
từng bị cơ quan chức năng truy tố, xét xử về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước
CHXHCN Việt Nam”, sau khi ra tù, Hùng lại “ngựa quen đường cũ” tiếp tục chống
phá chế độ; còn Lê Văn Dũng (tức Dũng Vova) đã thực hiện hàng nghìn video clip
xuyên tạc, bôi đen, thổi phồng các vấn đề nhạy cảm của xã hội đăng trên các
trang facebook. Ngoài ra, Lê Văn Dũng và Lê Trọng Hùng cùng các đối tượng chống
đối đang tìm cách móc nối, lôi kéo, kích động khiếu kiện cực đoan tại các địa
phương, thu thập thông tin về các vụ khiếu kiện, sau đó lồng ghép các nội dung
xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo, chống phá cuộc bầu cử để phát tán phát trên “Đài
Chấn hưng TV”...
Theo quy định của
pháp luật thì những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các
cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, các tiêu chuẩn cơ bản đối
với ứng viên là: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực
hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,
gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi
vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe,
kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ
chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm…
Có thể thấy mục
đích cơ bản nhất của chiêu trò “tự ứng cử” mà các “nhà dân chủ” đang thực hiện
là nhằm phá hoại bầu cử. Những kẻ chuyên chống phá, thường xuyên tuyên truyền
chống Đảng, Nhà nước, xúc phạm lãnh tụ, coi thường người dân như Lê Văn Dũng,
Lê Trọng Hùng, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang A ở Hà Nội lại trung thành với Tổ
quốc, với nhân dân; không thể nào một kẻ chưa học hết trung học phổ thông,
không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vô đạo đức, chuyên phá làng phá xóm
như Phạm Thế Lực ở Lâm Đồng lại trở thành đại biểu Quốc hội, đại diện cho Nhân
dân…
Để cuộc bầu cử
thành công tốt đẹp, cấp ủy Đảng các cấp cần triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ
thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đẩy mạnh công
tác thông tin, tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực phản ánh ý nghĩa, tầm
quan trọng của cuộc bầu cử, diễn biến bầu cử và không khí dân chủ, đúng pháp luật
trong bầu cử; phản ánh tâm nguyện chính đáng của quần chúng nhân dân; đồng thời
xây dựng tuyến tin, bài, phóng sự đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch,
vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân, không để các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị lợi dụng mạng xã hội và các vấn đề nổi cộm, bức xúc
nhằm xuyên tạc, phá hoại cuộc bầu cử, kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Tăng cường nhận diện,
theo dõi, phát hiện, quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các âm mưu, hoạt động
thông tin chống phá cuộc bầu cử; thông tin tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, những
vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến cuộc bầu cử được dư luận quan tâm; kịp
thời chỉ đạo, phối hợp, tổ chức lực lượng đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các đối
tượng vi phạm đăng tải, phát tán thông tin sai trái, không đúng sự thật về cuộc
bầu cử trên internet, mạng xã hội thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý.
Ngành chức năng địa
phương tập trung công tác nắm tình hình trên không gian mạng, triển khai thực
hiện đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch,
các đối tượng phản động chống đối tán phát thông tin xấu độc, chống Đảng, Nhà
nước, chống phá cuộc bầu cử. Tập trung xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng
tung tin sai sự thật chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026.
Mỗi cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, nhận diện và đấu
tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và phần
tử cơ hội; tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn, an ninh, góp phần vào
thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2021 - 2026./.
Linh Kiều
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét