Pages - Menu

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

TẠI SAO PHẢI TÁCH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ LUẬT BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ


                            Lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT đường bộ 
                                                                (ảnh: vovgiaothong.vn)

Hiện nay dư luận còn đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc xây dựng và ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, liệu có cần bổ dung thêm luật mới không khi một số nội dung liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông đã có trong Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên khi phân tích, mổ xẻ vấn đề chi tiết hơn, ta nhận thấy Luật Giao thông đường bộ hiện nay có 02 nội dung chính, đó là:

 Một là Nội dung về Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội có chức năng chủ yếu là điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và các cá nhân để bảo đảm trạng thái giao thông có trật tự, an toàn, đúng pháp luật. Hai là, nội dung Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, chủ yếu để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân khi thiết kế, quy hoạch, xây dựng và chuyển giao các công trình hạ tầng giao thông, kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải. Đây là hai lĩnh vực rất lớn và khác nhau nhưng lại đang được điều chỉnh trong cùng một luật dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực, không giải quyết được 02 vẩn đề lớn là an toàn giao thông và phát triển hạ tầng, trong đó an toàn giao thông phải là vấn đề trọng tâm, phát triển hạ tầng là thiết yếu, đột phá mà Đảng ta đã xác định. Như vậy, không xác định được cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề an toàn giao thông.

Qua tổng kết thực tiễn 10 thi hành Luật Giao thông đường bộ 2008 nhận thấy cần phải có đạo luật chuyên sâu độc lập về lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ để giải quyết các vẩn đề bất cập hiện tại và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đòi hỏi trong tình hình mới, trong đó bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nhiệm vụ trọng tâm, do ngành Công an chịu trách nhiệm chính, phát triển hạ tầng là khâu đột phá cân phải có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình giao thông trọng điểm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, do ngành Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chính. Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện tại chưa giải quyết được các vấn đề này, còn thiếu nhiều các chính sách về quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện, tổ chức an toàn giao thông, giải quyêt ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm...; việc xây dựng hạ tầng phải phụ thuộc vào rất nhiều Luật khác như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật đất đai... nếu chỉ dựa vào Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì không thực hiện được do thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp.

Việc tách thành 02 đạo luật là phù họp với xu thế chuyên sâu hóa trong xây dựng pháp luật hiện nay (nhiều đạo luật cũ đã được tách riêng thành các đạo luật chuyên biệt như: Luật Đầu tư cũ tách ra thành Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đổi tác công tư. Luật Khiếu nại, Tố cáo tách ra thành Luật Tố cáo và Luật Khiếu nại...)

Việc tách ra thành 02 đạo Luật phù hợp với kinh nghiệm xây dựng pháp luật của nhiều nước trên thế giới, theo đó lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông được điều chỉnh trong đạo luật riêng, tách bạch với lĩnh vực hạ tầng và vận tải được điều chỉnh bằng các đạo luật riêng.(qm)

                                    Nguồn: Tổng hợp


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét